10:45 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

ĐBSCL trước thách thức nông nghiệp công nghệ cao

Thứ tư - 18/07/2018 03:32
Ngày 13/7/2018, tại Cần Thơ, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan Hợp tác Đức (GIZ) tổ chức hội thảo “Nhu cầu và giải pháp các ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long – ĐBSCL”.
 

Nhiều vấn đề được doanh nghiệp, nông dân đặt ra tại hội thảo này.

Tại hội thảo, TS Đặng Kim Khôi, viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp, cho biết: “Hiện cả nước có 11 khu nông nghiệp công nghệ cao, trong đó 5 khu được Thủ tướng phê duyệt và 6 khu được tỉnh phê duyệt và nhiều vùng sản xuất (cà phê, chè, thanh long, rau, quả, bò sữa, thịt heo, tôm…) ứng dụng công nghệ cao; 28 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao… Điều đáng lo ngại việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở nhiều tỉnh, thành mới là “phong trào”.

Cũng tại sự kiện này, nhiều chuyên gia cho rằng, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp “đâu có gì khó”, như lời của TS Nguyễn Thanh Mỹ, giám đốc công ty Rynan Smart Fertilizers, khi nói về công nghệ 4.0 trong nông nghiệp được ứng dụng sản xuất lúa gạo ở Trà Vinh và Đồng Tháp. Còn ông Trần Minh Hải, giám đốc trung tâm Đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác của trường Quản lý cán bộ nông nghiệp 2 nói rằng, việc doanh nghiệp Nhật sản xuất lúa với quy mô 300ha ở Long An, bán gạo sang châu Âu là nhờ có quy trình chuẩn mực và coi trọng việc ứng dụng công nghệ. TS Lê Đặng Trung, giám đốc công ty Phân tích thời gian thực (RTA – Real Time Analytics) cho rằng “không có gì khó” khi chia sẻ giải pháp ứng dụng di động trong quản lý, truy xuất nguồn gốc; dữ liệu về cây trồng, thời tiết, sâu bệnh, quy trình canh tác, sử dụng phân bón, thời gian làm việc và tiền lương của nhân viên… Ông Vũ Trường Ca, chủ tịch công ty Lina Network, chia sẻ ứng dụng công nghệ blockchain vào việc kiểm soát nguồn gốc, quá trình sản xuất của thực phẩm… TS Mỹ một lần nữa khẳng định: “Công nghệ cao trong nông nghiệp đâu có gì khó, vấn đề là quyết tâm”.

“Các ứng dụng rất hay nhưng quá sức của doanh nghiệp và nông dân ở ĐBSCL. Phải là doanh nghiệp lớn, có tiền và am hiểu về công nghệ mới tiếp cận được”, bà Nguyễn Thị Thuỳ Dương, giám đốc công ty Tuấn Khiêm, mỗi năm tiêu thụ 400.000 tấn sầu riêng, băn khoăn. “Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là đúng, nhưng sản phẩm tiêu thụ ở đâu?”, ông Đỗ Văn Sơ, chủ tịch liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau, đặt vấn đề. “Sản phẩm sạch bán cao hơn giá chợ 30 – 40% không ai mua, nên xã viên không muốn thay đổi. Việc lựa chọn sản phẩm để ứng dụng công nghệ cao phải bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường”, ông Triệu Công Đỉnh, giám đốc hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền, Cần Thơ, nói.

TS Khôi còn nêu năm điểm hạn chế việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp: thuế có nhiều mức phức tạp; Nhà nước thiếu nguồn lực, đặc biệt là hạ tầng cho công nghệ cao; thủ tục tín dụng kém linh hoạt; quy mô đất đai nhỏ, chi phí thuê và quản lý rất lớn do phải ký hợp đồng với nhiều hộ; tài sản trên đất không được đảm bảo khi Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng; và thị trường khoa học công nghệ cao chưa vận hành.    

bài, ảnh Ngọc Bích (theo TGTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 38659

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 935999

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44303684



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach