06:21 EDT Thứ hai, 20/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

“Cải cách không triệt để, kinh tế Việt Nam sẽ khó phát triển”

Thứ ba - 18/10/2011 20:42
Gần đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ các vấn đề của kinh tế Việt Nam, đồng thời yêu cầu cần có những nhận định, đánh giá chuẩn xác và dự báo đúng xu hướng phát triển để có quyết sách đúng. Hưởng ứng ý kiến trên, LBC đã tổ chức buổi ăn trưa – làm việc để chia sẻ ý kiến, đánh giá về kinh tế Việt Nam ba quý đầu năm 2011 và dự báo cho năm 2012.
 
Description: http://bsa.org.vn/upload/2011.10.18/Dien%20gia%201.jpg
Ông Jonathan Pincus (trái) và ông Ralf Matthaes tại cuộc gặp với LBC ngày 12/10
 
Buổi làm việc có sự trình bày của hai diễn giả: Tiến sĩ Jonathan Pincus, Giám đốc đào tạo chương trình giáo dục Fulbright và ông Ralf Matthaes, giám đốc điều hành khu vực công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường TNS.

Dưới đây là bài phỏng vấn hai diễn giả về các vấn đề hiện tại và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam.

Xin hai ông cho biết những đánh giá chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm qua?

Tiến sĩ Jonathan Pincus: Nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 có quá nhiều thứ phải giải quyết. Gần đây, khi Hy Lạp vỡ nợ, người ta lo sợ sẽ có hiệu ứng domino, kéo theo đó là sự sụp đổ của các nền kinh tế phát triển khá như Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với mức tăng trưởng thấp và tỉ lệ nợ Chính phủ cao chót vót. Ngay cả ở Mỹ tình hình cũng không khả quan khi tỉ lệ nợ trong dân đang tăng cao, vượt mức 100% năm 2009 và giảm nhẹ xuống còn 92% trong năm 2010. Trong thời buổi này, những ai lo ngại nguy cơ giảm phát sẽ mua trái phiếu chính phủ, ai sợ lạm phát thì đi mua vàng và nếu không quyết định được thì sẽ đi mua cả hai.

Ông Ralf Matthaes: Ngân hàng thế giới trong báo cáo đánh giá tình hình năm 2012 đã dự đoán khu vực các nước đang phát triển ở Châu Á sẽ còn tiếp tục giảm mức tăng trưởng, từ 8.4% xuống 8.3%, trong khi G7, LM Châu Âu và Hoa Kỳ đều được tiên đoán sẽ hồi phục phần nào. Và trong số các thị trường chủ chốt ở Châu Á, chỉ Thái Lan, Nhật và Úc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhìn chung, tình hình năm 2011 tệ hơn rất nhiều so với 2010 và năm 2012 sẽ có thể tốt hơn chút ít, nhưng vấn đề là các biện pháp đưa ra được thực hiện tới đâu.
 
Description: http://bsa.org.vn/upload/2011.10.18/Bieu%20do%201.jpg
Biểu đồ: Bội chi ngân sách của một số nước Châu Á từ năm 2007-2010 (Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Trong bức tranh toàn cảnh, hai ông có nhận xét gì về tình hình kinh tế Việt Nam 3 quý đầu năm 2011?

TS Jonathan: Vấn đề của Việt Nam hiện đang phải đối mặt cũng khá tương tự Hy Lạp với tỉ lệ nợ công lên đến 125% so với 154% của Hy Lạp. Vấn đề của Hy Lạp là việc chi tiêu công bừa bãi và không có kế hoạch. Năm ngoái, mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp chiếm 13.6% GDP (theo BBC) và hiện nay họ phải cắt giảm hàng loạt những khoản đầu tư công kém hiệu quả. Con số đó ở VN hiện nay là 5.3%. Tuy nhiên, với nền kinh tế cơ bản của VN sẽ không chịu đựng được lâu. Các nền kinh tế trong khu vực, bao gồm 3 đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Thái Lan, Malaysia và Indonesia chỉ bội chi ngân sách trung bình 1.7%. Chỉ số hiệu quả của đầu tư ICOR của Việt Nam cũng kém nhất trong khu vực với 6.4 điểm.

Ông Ralf Matthaes: Theo tôi, có 3 vấn đề quan trọng mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải: (1) Lạm phát đang tăng quá cao, đạt mức 16.6% theo nghiên cứu của TNS vào tháng 9/2011 và có nguy cơ đạt mức 17% cuối năm nay; (2) Nguồn vốn FDI giảm từ 18.6 tỉ USD năm 2010 xuống chỉ còn 8.2 tỉ USD vào tháng 9/2011; và (3) sự sụt giảm trong phân khúc hàng tiêu dùng nhanh, chỉ tăng trưởng 14% so với 21% của năm 2010. Thêm vào đó, có khoản 49,000 doanh nghiệp VN ngừng hoạt động, tăng 22% so với năm 2010. Cộng với những điều TS Jonathan đã nêu trên, tình hình kinh tế Việt Nam rất không tích cực.
 
Description: http://bsa.org.vn/upload/2011.10.18/Bieu%20do%202.jpg
Biểu đồ 2: Chỉ số lạm phát của một số nước Châu Á (Nguồn: Ngân hàng thế giới).

Giữa rất nhiều vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, nếu có thể, hai ông sẽ chọn vấn đề nào để giải quyết đầu tiên?

TS Jonathan: Tôi nghĩ, điều đầu tiên cần giải quyết là cải cách đầu tư công, giảm thiểu nợ chính phủ. Trong khi nợ công ngày càng tăng nhưng vẫn rất nhiều DN nhà nước đầu tư trái ngành vào những lĩnh vực rủi ro cao như BĐS, Chứng khoán. Nếu không cắt giảm chi tiêu công, Việt Nam sẽ lâm vào nguy cơ vỡ nợ như Hy Lạp. Nói chung, Việt Nam phải thay đổi cách nhìn nhận về tăng trưởng. Đã đến lúc phải chú trọng hơn vào chất lượng thay vì số lượng.

Ông Ralf Matthaes: Tôi hoàn toàn đồng ý với TS Jonathan. Ngoài ra, tôi nghĩ Việt Nam cũng phải giải quyết các vấn đề của thị trường. Lạm phát quá cao làm đời sống người dân, nhất là tầng lớp thu nhập trung bình và thấp bị ảnh hưởng. Khi được hỏi liệu có tăng chi tiêu trong quý 4 năm nay không, hơn 95% người dân trả lời không. Chỉ 7% trả lời có. Người nghèo sẽ phải chi tiêu nhiều hơn vì lạm phát vắt kiệt túi tiền của họ. Đó là nghịch lý có thể dẫn tới bất ổn xã hội vì người dân phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống.

Với tình hình này, xin hai ông cho biết đánh giá của mình về tiềm năng kinh tế Việt Nam trong năm 2012?

TS Jonathan và Ông Ralf Matthaes: Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm sau là 6.72% và lạm phát giảm còn 6.69%. Chúng ta phải cải cách rất nhiều để có thể đạt được những con số mà bản thân chúng tôi không tin tưởng lắm. Vấn đề là Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế thế giới với hơn 70% giá trị GDP xuất phát từ thương mại và đầu tư quốc tế. Vì thế năm 2012 tình hình tuy có thể khả quan hơn một chút, nhưng cạnh tranh sẽ rất khốc liệt vì các nước đều cố gắng vực dậy nền kinh tế quốc gia. Việt Nam phải giảm lãng phí, tăng hiệu quả đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, tiết kiệm của người dân sẽ tăng, chi tiêu giảm đi và hậu quả của lạm phát sẽ được thấy rõ nhất sau dịp Tết. Việt Nam còn rất nhiều việc phải giải quyết với lộ trình hợp lý, cẩn thận và triệt để. Cải cách không triệt để, kinh tế Việt Nam sẽ khó phát triển trong năm sau.
 
Xin cám ơn hai ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

NTT

Nguồn tin: BSA.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 27508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44484060



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach