05:59 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

HVVNT: Tìm đường ra Bắc

Thứ hai - 20/06/2016 05:54
“Thị trường ngoài Bắc làm rất cực, tốn sức, tốn tiền nhưng khi đã ra được rồi thì sự thành công sẽ rất lớn, bởi người ngoài Bắc hiện nay đang rất sợ hàng Trung Quốc chất lượng kém và ưa dùng những sản phẩm từ Sài Gòn đem ra. Chúng tôi ra Bắc chưa lâu va đang thành công”.
Ông Lý Thành Sinh, giám đốc công ty Minh Long Hưng cho biết như thế trong cuộc họp của chương trình hàng Việt về nông thôn (HVVNT) 6 tháng đầu năm 2016 tại Trung tâm BSA.
 

Hơn 30 người là đại diện cho các doanh nghiệp thường xuyên
tham gia trong chương trình HVVNT tham gia buổi họp 
Kinh nghiệm ra Bắc
 
Ông Sinh đưa ra ý kiến trên bởi các doanh nghiệp đang cùng Trung tâm BSA bàn bạc, cho ý kiến về việc đưa chương trình HVVNT ra phía Bắc trong thời gian tới.
 
Ngoài ra, ông Sinh cũng nêu lên nhiều ý kiến, kinh nghiệm mà ông đã trải qua khi đưa hàng ra Bắc. Đó là chi phí làm thị trường rất cao nên các doanh nghiệp nên liên kết để vận chuyển hàng hóa, nên làm theo chuỗi nhiều phiên chợ liên tiếp để tiết kiệm…



Ông Lý Thành Sinh, giám đốc công ty Minh Long Hưng chia sẻkinh nghiệm khi đưa hàng ra Bắc
 
Ông Sinh chia sẻ, đặc thù thị trường miền Bắc là 4 mùa thay đổi, doanh nghiệp phía Nam ra sẽ không quen với thời tiết, vì thế ta nên làm sớm để tránh cái lạnh trong mùa đông.
 
Ông Nguyễn Hồm Lâm, đại diện doanh nghiệp Trà Tâm Lan đã có nhiều năm ra miền Bắc làm thị trường thẳng thắn cho biết, ngoài Bắc nhiện nay người tiêu dùng thông minh hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm tốt, uy tín để dùng, do đó đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt. Khi đưa hàng ra làm chương trình HVVNT phải tính toán việc làm tiền trạm sao cho thật tốt không sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại, sinh hoạt.
 
 
Trước những khó khăn trong vấn đề vận chuyển hàng hóa ra Bắc của doanh nghiệp, ông Lâm khẳng định, vận chuyển hàng hóa ra Bắc ông sẽ hỗ trợ doanh nghiệp với mức giá bằng 80% giá thị trường.
 
Anh Quách Văn Thảo đại diện doanh nghiệp Nông Sản Ninh Thuận đã từng tham gia nhiều phiên chợ bán hàng ngoài Bắc nhận xét, nhiều chương trình đưa hàng về nông thôn ngoài Bắc có không ít hàng Trung Quốc thậm chí doanh nghiệp Trung Quốc vào bán hàng trực tiếp trong đó.
 
“Ngoài ra khi ra Bắc thì yếu tố về giá giữ vị trí quan trọng bởi người dân nông thôn phía Bắc thích hàng giá rẻ”.
 
Anh lê Minh Quân, phụ trách dự án HVVNT của Trung tâm BSA cho hay, sau khi có ý kiến cuối cùng của lãnh đạo các doanh nghiệp, nếu mọi việc thuận lợi, thời gian tới đây chương trình HVVNT có thể sẽ ra thị trường miền Bắc.
 
Thêm nhiều điểm mới
 
Giám đốc kinh doan của nhựa Tý Liên, ông Trịnh Bảo Vinh, cho rằng, khi tổ chức phiên chợ HVVNT tại địa phương cần chú ý đến vấn đề thời tiết. Như 6 tháng cuối năm mưa nhiều và tập trung ở khu vực miền Tây, Đông Nam Bộ (từ tháng 6 – 9) còn khu vực miền Trung ít hơn, “chúng ta nên tính toán cho hợp lý để tránh tình trạng phiên chợ bị mưa quá nhiều”.




Giám đốc kinh doan của nhựa Tý Liên, ông Trịnh Bảo Vinh và 
nhiều doanh nghiệp khác muốn thực hiện chương trình hàng Việt 
vào chợ với nhiều nội dung mới
 
Ông Vinh cũng khuyến nghị ban tổ chức nên tìm thêm những doanh nghiệp trong ngành điện gia dụng, bởi người dân nông thôn mỗi khi đến phiên chợ hỏi nhiều về các sản phẩm như nồi cơm điện, ấm điện, máy xay sinh tố…
 
Ngoài ra, 13 trong tổng số hơn 30 doanh nghiệp trong cuộc họp đưa khuyến nghị, dự án HVVNT và Trung tâm BSA nên tổ chức lại chương trình đưa hàng Việt vào chợ với nhiều điểm mới, hấp dẫn và sáng tạo hơn…
 
Việc đưa hàng vào các khu công nghiệp để bán cho công nhân cũng được một số doanh nghiệp bàn tới.
 
“Hiện nay mỗi tỉnh đều có những khu công nghiệp riêng, rất thuận lợi cho doanh nghiệp bán hàng. Như Bidrico đã từng bán từ 16h (giờ tan tầm) đến khoảng 21h tại khu công nghiệp và doanh số rất tốt”, chị Phan Thị Kim Xuyến doanh nghiệp Bidrico cho hay.
 
Về vấn đề truyền thông, từ thực tế qua nhiều phiên chợ tại khu vực miền Tây, ông Nguyễn Hồm Lâm kể: Có nhiều phiên chợ HVVNT khu vực miền Tây, người dân qua lại trên ghe, xuồng và sống trên sông nước mua hàng đông hơn so với người dân trên bờ. Tôi nghĩ khu vực nào có nhiều sông ngòi thì nên có thuyền máy đi bắc loa thông báo để bà con biết và đến đông hơn.
 
Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc Trung tâm BSA cho biết, sắp tới đây, BSA retailing sẽ có những nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp trong từng phiên chợ HVVNT để  doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về thị trường.
 
Những ý kiến doanh nghiệp đóng góp sẽ được dự án HVVNT ghi nhận và có những thay đổi trong thời gian tới, thay đổi này sẽ được gởi đến doanh nghiệp trước khi bắt đầu.
 
 
Tổng kết 6 tháng đầu năm 2016


Trong 6 tháng đầu năm 2016, Dự an HVVNT thuộc Trung tâm BSA đã tổ chức được 11 phiên chợ HVVNT, với hơn 135 ngàn lượt người dân đến tham quan và mua sắm, mang về doanh thu 11.530 tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Trung bình, mỗi phiên chợ có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia.
 
 
 
Bài, ảnh Trần Quỳnh

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 47728

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 880185

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44247870



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach