07:35 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Khởi nghiệp : Đi học mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Thứ ba - 08/12/2015 08:25
“Hay, hiện đại, mới mẽ…” là những nhận xét của 50 bạn trẻ là thành viên CLB Sáng tạo khởi nghiệp từ các tỉnh Đồng Tháp, Khánh Hòa, Tây Ninh và Lâm Đồng khi tham gia chương trình học hỏi tại các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng từ 4 – 6/12/2015 do BSA tổ chức.

Các bạn trẻ hào hứng thâm nhập mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Các bạn trẻ hào hứng thâm nhập mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Bất ngờ

“Phải tổ chức sản xuất theo hướng sạch và những người làm công tác đoàn trước tiên phải làm gương cho những người khác- xây dựng mô hình trồng rau sạch- quy mô nhỏ và tìm cách ra thị trường,” anh Võ Chí Bửu, Phó bí thư tỉnh đoàn Đồng Tháp nói sau khi lắng nghe câu chuyện trở thành tỷ phú từ mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ, Israel và Hoa Kỳ của cô Nguyễn Thị Huệ, chủ trang Trang trại rau sạch Kim Bằng, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

chi Huyen va mo hinh Hong say gio cong nghe Nhat Ban o Tram Hanh - Da Lat

Chị Huyền và mô hình hồng sấy gió công nghệ Nhật Bản ở Trạm Hành

“Lần đầu tiên được thấy những luống cà chua đỏ, đen trĩu nặng trái. Không ngờ trồng rau, không cần tới đất mà vẫn phát triển xanh tươi, cứ ngỡ như mình đang ở nước ngoài,” không chỉ có Bữu mà Nguyễn Thị Hương, tỉnh Tây Ninh, thực sự bất ngờ. Diện tích gần 7ha trồng mấy chục loại rau quả nhập từ Nhật, Hoa Kỳ, Hà Lan…chị Huệ khéo léo tính toán luân canh, trồng xen giữa những luống rau xanh – hoa để lôi cuốn sâu bệnh, giữ an toàn sinh trưởng cho cả hai trong nhà kính, thực hiện biện pháp trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học từ tỏi và ớt. Mỗi ngày trang trại Kim Bằng cung cấp cho thị trường hơn 1 tấn rau quả sạch.

Mô hình trồng artichaud xen với bắp cải, kèm với hoa cẩm chướng và cát tường của ông Đặng Đăng Mùi, TP Đà Lạt sử dụng phế thải từ bắp cải để làm phân bón cho artichaud, tạo ấn tượng mạnh với anh Trần Minh Tân, tổ hợp tác dưa kiệu Phú Hiệp, Tam Nông, Đồng Tháp. Ông Mùi chia sẻ: Chia vườn ra thành hai khu, khu nhỏ 1.500 m2 trồng hoa cẩm chướng, 4-5 tháng thu hoạch, khu 1 ha trồng artichaud trồng xen bắp cải, bán lấy tiền trả điện nước hằng ngày. Artichaud thu hoạch lá bán sau 5 tháng, với giá 1.800-2.000 đồng/kg, cuối vụ bắt đầu thu bông (sản phẩm chính), phần rễ, thân artichaud phơi khô bán: 100.000 đồng/kg. Riêng việc trồng hoa có hiệu quả kinh tế gấp 1,5 lần trồng artichaud nhưng ông Mùi không chuyển hẳn sang trồng hoa vì artichaud dễ bán, có nguồn thu mua ổn định và không bị đụng hàng.

Tinh tế khi ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ làm hồng sấy gió Hoshigaki do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chuyển giao, chị Nguyễn Thị Thu Huyền, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt từng làm cho hồng của Nhật dẻo, không ngọt gắt, không cứng như phơi nắng và sấy than truyền thống của Lâm Đồng. Sản phẩm do Nhật làm luôn có giá: 2USD/1trái hồng thành phẩm.

Chị Huyền rủ thêm mấy chục thanh niên thực hiện ước mơ làm giàu từ đặc sản địa phương theo công nghệ này, nhưng rơi rụng chỉ còn mấy người vì họ không tin vào đầu ra cho sản phẩm và chi phí quá tốn kém trong khi hồng sấy theo mùa.

“Phát hiện khó khăn không phải do kỹ thuật mà do thời tiết Trạm Hành, tôi rủ thêm nhóm 3 người và chọn độ cao 1.543m để làm, có gió nên trái hồng không bị hư, khô đều và giữ màu rất đẹp. “Qua bốn năm khởi nghiệp, 2 năm gần đây bắt đầu có sản phẩm hồng sấy gió ra thị trường, sản lượng 3 tấn, giá bán gần 300.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với phương pháp sấy than truyền thống”, chị Huyền nói.

Mỗi mô hình là một câu chuyện sáng tạo, vượt khó và hầu hết thành viên nói rằng họ đã may mắn khi được tham quan, được nghe những câu chuyện. Mô hình trồng lan công nghệ cao, cũng là nghề ruột của mình ở Tây Ninh, nhưng khi nghe anh Đỗ Mạnh Trung, giám đốc công ty Linh Ngọc nói về kinh nghiệm hơn 20 năm trồng lan, lập trang trại Doly và khởi nghiệp tại TP Đà Lạt từ năm 2012, chị Nguyễn Thị Hồng không ngừng hỏi, ghi chép cách chăm sóc, phòng bệnh cẩn thận. “Nhện đỏ rất dễ gặp khi trồng lan, phương pháp trị là dùng lưới đỏ bao quanh vườn.” Anh Trung chia sẻ một kinh nghiệm trừ sâu bệnh trên địa lan.Trang trại Doly rộng 1,2 ha, được đầu tư 5 tỷ về cơ sở hạ tầng để nhân giống độc quyền và tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật trồng đã chuyển giao.

Khơi dậy và hiện thực hóa những ý tướng

Chuyên gia Nguyễn Duy Long, giám đốc công ty FV Consulting nói rằng qua chuyến đi thấy được niềm đam mê và khát khao làm giàu của các bạn trẻ, học hỏi thêm được các kinh nghiệm qua các mô hình mà nếu các bạn đi một mình chưa chắc đã có được.

Vườn địa lan đầu tư 5 tỷ đồng với kỹ thuật từ Nhật Bản

Vườn địa lan đầu tư 5 tỷ đồng với kỹ thuật từ Nhật Bản

Anh Nguyễn Quốc Thịnh, tỉnh Khánh Hòa từng ấp ủ ý tưởng trồng hoa lan , tự thấy chưa đủ kinh nghiệm và vốn nên chỉ mới trồng vài chậu ở nhà, sau chuyến đi này anh sẽ trồng lan.

Nguyễn Bình Thiên Quốc, thành viên CLB hướng dẫn viên du lịch Tân Qui Đông, TP Sa Đéc, biết thêm cách trồng hoa, xử lý ra hoa của các giống cây cắt cành ở Đà Lạt mong muốn Sa Đéc cũng sẽ có những mô hình tương tự . Đặc biệt, mô hình trồng cúc kim cương của anh Nguyễn Thanh Hải, rất gần gũi với dân trồng hoa Sa Đéc, tuy chỉ có 5.000 m2, mỗi năm thu lợi nhuận trên 350 triệu đồng.

Giám đốc điều hành công ty TNHHSX- TM Long Đằng, anh Trương Cẩm Minh, gởi gấm thông điệp đến các bạn trẻ: “ Hơn 50% thành công đạt được xuất phát từ những lần vấp ngã và đứng lên. Muốn khởi nghiệp thành công, trước tiên các bạn trẻ cần có ý tưởng và hoạch định cho mình các công việc cụ thể cần làm, sắp xếp công việc nào quan trọng, việc đơn giản làm trước, từng bước từng bước để không bị sốc và tránh rủi ro”.

NGỌC BÍCH

Nguồn tin: TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 146

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 52930

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 885387

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44253072



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach