22:14 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Sản phẩm GMO: Lợi ích dễ thấy, nhưng vẫn lo...

Thứ năm - 28/08/2014 07:51
Mới đây giới truyền thông đăng tải nhiều thông tin việc 8 ngành nghề có nguy cơ bị cấm theo đề nghị của bộ KH&ĐT trong đó có sản phẩm biến đổi gen (Genetically Modified Organisms– GMO).
 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cấp phê duyệt bốn giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, gồm: giống bắp Bt11, MIR162 của công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034, NK603 của công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Ảnh: Internet
 
Tréo ngoe là ngay trước khi có thông tin trên, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), trường ĐH Cần Thơ và đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp tổ chức tại Cần Thơ hội thảo để chia sẻ thành tựu công nghệ sinh học được ứng dụng vào cách trồng bắp biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi.
 
GMO không dễ bị ngăn sông cấm chợ!
 
Tại Cần Thơ, các cuộc hội thảo về biến đổi khí hậu gắn với việc tìm kiếm giải pháp thích ứng cho cùng một lúc ba vấn đề: cải thiện sinh kế cho nông dân, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm lượng khí thải trong nông nghiệp; công nghệ sinh học – đặc biệt là sản phẩm biến đổi gen vẫn gói gọn trong giới nghiên cứu, trao đổi học thuật, nhưng đã là hội thảo lần thứ 7. Lần này, PGS.TS Phạm Văn Dư, phó cục trưởng cục Trồng trọt (bộ NN&PTNT) kỳ vọng công nghệ sinh học sẽ tham gia vào việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
 
Trong khi những nhà khoa học ủng hộ GMO nói về hiệu quả kinh tế gắn với lợi ích thực tế nông nghiệp ở nước nghèo, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu thì những nhà khoa học ở các nước giàu luôn lo lắng việc sản xuất – tiêu dùng sản phẩm GMO sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ.
 
Mới đây, một nhóm khoa học cho rằng cuộc thử nghiệm thức ăn biến đổi gen với 200 con chuột cho thấy chúng bị ung thư. Một số nhà khoa học ủng hộ GMO nói kết luận đó là vội vàng. Thật ra “trường phái” ủng hộ ứng dụng cây trồng biến đổi gen (GMC) trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bao giờ cũng có nhiều cứ liệu hơn trường phái không GMO. Những người chống lại hay còn lưỡng lự trước sản phẩm GMO lại không có nhiều bằng chứng để phủ nhận thành tựu của GMO hoặc đưa ra giải pháp nào khả thi hơn.
 
Thực ra, thế giới không còn lạ khi có nơi “ngăn sông cấm chợ” với sản phẩm GMO do không biết chắc điều gì sẽ xảy ra. GS.TS Paulo Paes de Andrade, khoa Di truyền học, trường ĐH liên bang Pernambuco (UFPE) – Recife Brazil, chia sẻ: “Lúc đầu GMO quá mới mẻ với Brazil… Hậu quả là những quyết định không đúng nên hết lần này tới lần khác chính phủ phải đối phó với nạn buôn lậu giống GMO”.
 
Giai đoạn 2001 – 2003, tại Brazil có tới 3 triệu ha trồng cây GMO trái phép. Vì những lợi ích từ việc trồng tỉa, cải thiện sinh kế, nhiều nông dân đã “xé rào’”. Do sự phát triển quá nhanh của cánh đồng GMO, chính phủ phải xem xét lại vai trò pháp lý, luật hoá về an toàn thực phẩm, đặc biệt là công nghệ sinh học biến đổi gen.
 
Theo GS.TS Paulo Paes de Andrade, đến năm 2012, hơn 90% giống đậu nành ở Brazil là giống GMO. Bông vải, bắp, đậu nành được người dân trồng và chế biến thành thực phẩm. Vào thời điểm đó, Brazil là nước thứ hai trên thế giới sản xuất giống GMO. Quốc gia này hài lòng về lợi ích kinh tế, lợi nhuận của người trồng và an sinh xã hội được cải thiện.
 
Brazil định hướng nghiên cứu GMO ứng dụng công nghệ sinh học để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, nghiên cứu nhiều giống cây trồng không cày đất, tiết kiệm 1 tỉ lít nhiên liệu, tương đương 100.000 xe chạy trên đường phố, hạn chế được 120.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt nhiều giống chịu hạn tốt, tiết kiệm khối lượng nước rất lớn.
 
Thị trường sẽ quyết định
 
Nhiều dấu hiệu chuyển dịch từ các thành phần kinh tế, những nhà kinh doanh giống cây trồng GMO (bắp cải, bông vải…) kể cả những giống cây trồng được giải thưởng quốc tế (như đậu, cà chua…) cho rằng, khi có luật rồi thì việc tiếp cận với người tiêu dùng không hề đơn giản, nhưng điều tử tế của sản phẩm GMO là tất cả phải công khai, minh bạch để người tiêu dùng biết và chọn lựa sản phẩm GMO hay Non – GMO. Có những sản phẩm ghi “Sản phẩm này làm từ giống GMO có hương vị phômai”, người tiêu dùng sẽ chọn lựa khi đọc những dòng này.
 
TS Nguyễn Quốc Bình, phó giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, cho rằng GMO là thành tựu khoa học cần được nghiên cứu, ứng dụng. Ông từng cảnh báo hàng năm lượng thuốc trừ sâu bán ra trên toàn cầu khoảng 12 tỉ USD, trên 500 loại sâu kháng thuốc, cần tìm ra thuốc mới và giải pháp hữu hiệu là công nghệ sinh học, bao gồm cả GMO.
 
Tại trường ĐH Cần Thơ, ngày 18.8, TS Leonardo A Gonzales, nhà kinh tế nông nghiệp hàng đầu của Philippines, cho biết đến năm 2013, Philippines có 750.000ha trồng bắp biến đổi gen. Các cuộc nghiên cứu tác động vi mô nông trại và vĩ mô cho thấy thay đổi công nghệ sinh học ở 9 tỉnh, 8 vụ trồng bắp GMO của ông ở các cấp độ nghèo cùng nguồn thu nhập, việc tiêu thụ thực phẩm gia đình và tình trạng dinh dưỡng gắn với sản lượng, chi phí, thu nhập ròng, khả năng kinh tế của ngành hàng, năng lực cạnh tranh về giá toàn cầu và khả năng hoàn vốn… cho thấy những cải thiện rất tốt. Việc đo chỉ số tác động môi trường gắn hiệu quả sử dụng đất, phân bón, lao động, thuốc trừ sâu cho thấy việc sử sụng nguồn lực cần thiết để làm ra 1 tấn bắp giảm rất nhiều và năng suất tăng lên do công nghệ hạt giống.    
 
Kỹ thuật di truyền cho phép người ta lấy một gen từ khuẩn cài vào tế bào cây trồng để giúp chúng kháng lại sâu bệnh. Quá trình này tạo ra các sinh vật có tính kháng được gọi là sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organisms – GMO), bao gồm cả gia súc, gia cầm. Riêng cây trồng biến đổi gen – gọi là GMC (Genetically Modified Crops).
 
 
Theo Hoàng Lan (báo Thế Giới Tiếp Thị)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 24

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 916607

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44284292



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach