08:38 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Trở ngại từ hàng rào thuế quan

Thứ ba - 22/12/2015 06:43
“Chúng ta cao 1,2 mét nhưng lại làm hàng rào cao 1,8m để chặn các doanh nghiệp từ EU hay Nhật Bản thì: thứ nhất, hàng rào mình thấp họ nhảy nhẹ cũng qua, thứ hai, mình cũng không thể nhảy qua được”.

Đó là chia sẻ của TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) về phòng vệ thương mại tại Việt Nam hiện nay.




TS. Thành (ngoài cùng bền trái) chia sẻ với doanh nghiệp về hàng rào thuế quan tại hội thảo


Theo ông Thành, Việt Nam thường dùng các biện pháp thuế quan để bảo vệ doanh nghiệp khi ra nhập các hiệp định thương mại tư do, điều này phản ánh mức độ hội nhập của Việt Nam chưa sâu rộng.
 
Ông Thành dẫn chứng, trong khoảng 60 loại thuế quan có thể sử dụng, Việt Nam đã dùng 24 loại. Tỉ lệ này ở Malaysia, Hàn Quốc hay các nước khác rất thấp.
 
Trong hội nhập, khi hàng rào thuế quan hạ xuống hay gỡ bỏ thì hàng rào kỹ thuật các nước phát triển dựng lên nhiều và rất tinh vi. Doanh nghiệp Việt Nam thường gặp các hàng rào về vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, lao động, môi trường…
 
Trong khi đó, những lý do mà Việt Nam ít sử dụng hàng rào kỹ thuật là việc thiết lập ra hàng rào kỹ thuật khó vì phải xác định được mức độ kỹ thuật để thiết lập.
 
“Chúng ta cao 1,2 mét nhưng lại làm hàng rào cao 1,8m để chặn các doanh nghiệp từ EU hay Nhật Bản thì: thứ nhất, hàng rào mình thấp họ chỉ nhảy nhẹ cũng qua, thứ hai tự mình cũng không thể nhảy qua được”, ông Thành nói.
 
Ông Thành băn khoăn liệu hàng rào của Việt Nam có đủ để tạo ra sự bảo hộ với doanh nghiệp trong nước? Và khi các quốc gia khác có hàng rào kỹ thuật tương tự thì doanh nghiệp Việt Nam có vượt qua được hay không?...
 
“Đó là điều bất trắc mà các bộ ngành Việt Nam chưa lường trước nên rất hạn chế hàng rào kỹ thuật”.
 
Ông Thành nhìn nhận, thời gian đến năm 2018 là tương đối ngắn để Việt Nam chuẩn bị cho làn sóng hội nhập, bởi đặc điểm của TPP và FTA với EU chế tài, pháp lý chặt chẽ, có thể bị xử phạt đến 50 triệu USD, thậm chí là ngồi tù nếu vi phạm các điều khoản trong đó.
 
Đơn cử như hàng rào thuế quan về xuất xứ hàng hóa là một rào cản rất lớn với Việt Nam trong việc thụ hưởng lợi ích từ FTA. Việc đưa hàng rào thuế quan qua các hiệp định là rất khó khăn và khả năng bị trả đũa rất cao.
 
Trước đây, việc cấp xuất xứ hàng hóa do Bộ Công thương và phần nào là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, điều này làm tăng thời gian khi doanh nghiệp đưa hồ sơ lên.
 
Ngoài ra, việc cấp xuất xứ trước đây Việt Nam cấp theo đơn hàng, và làm rất chậm, không theo kịp doanh nghiệp. Trong khi nhiều tỉnh được quy định cấp xuất xứ hàng hóa nhưng không giống ai.
 
Hiện nay, Việt Nam đã thay đổi bằng cách để doanh nghiệp tự chứng minh xuất xứ, tuy nhiên đó là quá trình dài và khó khăn.
 
Mặt khác, khi doanh nghiệp tự chứng minh xuất xứ hàng hóa sẽ có gian lận thương mại bằng cách bán xuất xứ đó cho doanh nghiệp nước khác chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.
 
Ông Thành cho biết, thực tế, mức độ thụ hưởng của doanh nghiệp Việt Nam với ưu đãi từ FTA khoảng dưới 40%, thậm chí là 25 – 30%, các ngành khác nhau mức độ thụ hưởng khác nhau.
 
Lý do là Việt Nam thiếu thông tin và chi phí để vượt qua hàng rào phi thuế quan quá lớn nên trở ngại cho doanh nghiệp.
 
Dù vậy, ông Thành cho rằng, kiện không phải lúc nào cũng xấu, quan trọng là bị kiện vì cái gì, bởi qua những vụ kiện cũng là cách để Việt Nam chuyển từ ao nhà  ra chơi với thế giới.
 
Bài, ảnh: T. Quỳnh

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 35281

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 932621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44300306



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach