17:34 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Câu chuyện nông sản Việt: Khi lỗi thuộc về người nông dân?

Thứ năm - 23/04/2015 12:36
Đến hẹn lại lên, hàng loạt nông sản rơi vào tình trạng rớt giá thê thảm khiến nông dân chỉ biết ngẩng mặt than trời và cắn răng chịu khổ. Thế nhưng, việc lặp đi lặp lại của bài ca “được mùa, mất giá” đã phần nào cho thấy những bất cập về quy hoạch, sản xuất và tiêu thụ của địa phương cũng như cơ quan quản lý.

Lẽ nào cứ mãi “bí” đầu ra?

Còn nhớ vào dịp Tết vừa qua, tại các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa,… giá rau giảm xuống mức khó tưởng tượng. Điều này đã khiến các nông dân trồng rau rơi vào tình cảnh khốn đốn, đón Tết chẳng mấy vui vẻ.

Tiếp đến là gạo, trong tháng 3, Chính phủ đã phải quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) để giúp nông dân miền Tây tiêu thụ được lúa đông xuân.

Rồi những ngày đầu hè tháng 4, hàng loạt trái cây giá rẻ xuất hiện tràn lan khắp các đường lớn tới ngõ hẻm tại thành phố mang tên Bác. Giá của nhiều loại trái cây dao động trong mức giá rất thấp từ 5.000 đồng - 10.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán sỉ nhiều loại trái cây như sơ ri, ổi, mận,… ở các chợ đầu mối xuống chỉ còn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Thương tâm nhất có lẽ phải kể đến những người dân Quảng Ngãi đang đứng ngồi trên đống lửa khi giá dưa hấu rớt thê thảm vì không tiêu thụ được. Bán 100kg dưa người trồng chỉ thu được khoảng 30.000 đồng, vậy mà cũng không bán được.

Vợ chồng anh Nguyễn Tấn Hội (ngụ xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh-Quảng Ngãi) chia sẻ: "Dưa của tôi đang đơm trái thì lũ tràn về tàn phá. Suốt nhiều ngày bơm nước, cứu sống được nửa diện tích, ai ngờ đến ngày thu hoạch thì giá chỉ còn 500 đồng mỗi ký. Nản quá nên tôi bỏ mặc dưa ngoài đồng cho trâu ăn".

Tình trạng này đã lặp lại nhiều năm mà không có cách giải quyết rốt ráo, cuối cùng nông dân vẫn là những người chịu khổ.
Tình trạng này đã lặp lại nhiều năm mà không có cách giải quyết rốt ráo, cuối cùng nông dân vẫn là những người chịu khổ.

Trong khi dưa dồn đống, đến lượt hành tây Đà Lạt rớt giá thê thảm. Huyện Đơn Dương, nơi trồng hành tây nhiều nhất Lâm Đồng, đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ, diện tích hành tây đang vào kỳ thu hoạch khoảng 400ha (trong tổng số 700ha gieo trồng loại nông sản này). Tuy nhiên, giá bán ra chỉ còn 1.000 đồng/kg, nhiều chỗ hành tây loại 2 chỉ ở mức giá 500 đồng/kg. Theo bà con nông dân, giá hành hiện nay thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây, giảm hơn 60% so với niên vụ trước, với giá này nông dân lỗ vốn đầu tư.

Câu chuyện bí đầu ra của nông sản Việt hầu như năm nào cũng tái diễn nhưng không hề có cách giải quyết hợp lý. Đã nhiều lần người tiêu dùng trong nước và cộng đồng mạng đã phải tham gia vào chiến dịch “giải cứu” nông sản. Những lời kêu gọi mua dưa chia sẻ khó khăn với bà con Quảng Ngãi của các bạn trẻ tình nguyện trên mạng xã hội, phong trào tiêu thụ vải giúp người nông dân phía Bắc, chiến dịch bán cà chua giúp nông dân Đà Lạt… liên tục diễn ra rầm rộ ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.

Làn sóng tiêu thụ giúp đỡ người nông dân lan nhanh trong cộng đồng, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thế nhưng, nó cũng phần nào cho thấy những bất cập về quy hoạch, sản xuất và tiêu thụ của địa phương cũng như cơ quan quản lý.

Khi lỗi thuộc về người nông dân?

Cứ sau mỗi đợt nông sản ùn ứ hàng, giá rớt mạnh, các cơ quan chức năng lại nói đến vấn đề đầu ra sản phẩm, quy hoạch và xuất khẩu.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), chia sẻ trên trang Tuổi Trẻ, tình trạng dư thừa nông sản thời gian qua là hậu quả của việc thiếu đội ngũ doanh nghiệp đầu tư chuyên sâu vào nông nghiệp.

Theo ông Tuấn, hiện nay tại Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến nông sản để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ để đa dạng hóa thị trường, tăng thời gian bảo quản, nâng cao giá trị xuất khẩu. Không khó để hiểu vì sao nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu bán thô và nhiều lúc nguồn cung bị dư thừa.

Mặt khác, nhiều ưu đãi cho nông nghiệp được Chính phủ ban hành nhưng đến khi triển khai không thật sự đến doanh nghiệp do nhiều thông tư, nghị định khác nhau. Do các điều kiện đó mà doanh nghiệp sẽ ngại đầu tư vào nông nghiệp khi so sánh với các ngành khác, so sánh giữa Việt Nam và nước ngoài.

“Nhà nước cần phải tạo ra một khung pháp lý ổn định và rất thông thoáng để doanh nghiệp chịu đầu tư vào chuỗi nông sản” - ông Tuấn nói.

Hiện tại, nhiều loại nông sản xuất khẩu của nước ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Hiện tại, nhiều loại nông sản xuất khẩu của nước ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.

Một số chuyên gia nông nghiệp lại cho rằng công tác xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu còn kém. Mặc dù, Bộ Công thương có nhiệm vụ lo đầu ra cho các sản phẩm, thế nhưng, nhiều năm nay vẫn chưa thể giúp nông dân có thêm nhiều thị trường xuất khẩu mới.

Hiện tại, nhiều loại nông sản xuất khẩu của nước ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, đi bằng con đường tiểu ngạch, vừa giá thấp, vừa rủi ro cao và thường xuyên rơi vào cảnh quá tải, bị ép giá. Tình trạng gạo và các loại trái cây xuất khẩu vừa qua là những minh chứng cụ thể nhất.

Xuất khẩu gạo chìm trong bóng tối: Không nằm ngoài dự đoán!

Không những thế, mạng lưới phân phối trong nước đang gặp phải những bất cập lớn. Nông sản phải qua quá nhiều kênh trung gian, khiến giá đội lên hàng chục lần. Hành trình đến tay người tiêu dùng của quả dưa hấu là một ví dụ. Giá các thương lái mua tại ruộng của người dân chỉ từ 300-500 đồng/kg, qua tới các chợ đầu mối đã nâng lên từ 3.000 -5.000 đồng/kg, cuối cùng đến tay người tiêu dùng thì giá lại ngất ngưởng từ 8.000 – 20.000 đồng/kg.

Ngoài ra, công tác quản lý quy hoạch và định hướng sản xuất cho người nông dân đang còn yếu. Nhiều nhà khoa học, giáo sư đã khuyến cáo nông dân áp dụng phương pháp rải vụ. Tùy thuộc vào từng loại cây, mùa vụ mà tiến hành rải vụ, đặc biệt “né” mùa cao điểm của nhiều loại trái cây từ miền Bắc và Trung Quốc, cũng như “tránh” các tháng mùa hè.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng cho biết đã nhiều lần nhắc nhở các địa phương về vấn đề phá vỡ quy hoạch, nhưng tình trạng này vẫn liên tiếp xảy ra, vì nông dân không làm theo khuyến cáo. Nói cách khác, tình trạng phá vỡ quy hoạch, ế thừa nông sản cũng một phần do lỗi của người nông dân.

Nếu có dự báo chính xác về nhu cầu thị trường, đưa ra quy hoạch đúng đắn, các địa phương không để người dân phá vỡ quy hoạch…, thì tình trạng bấp bênh trong tiêu thụ nông sản sẽ giảm bớt.

D.D (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 223

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 845947

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44213632



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach