02:28 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Cơ hội kinh doanh 2015 - 2016: “Phải làm cho mình mạnh lên để vươn ra thế giới”

Chủ nhật - 02/11/2014 22:09

 

Trao đổi với BizLIVE, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, cơ hội mang lại cho các doanh nghiệp khi tham gia các hiệp định thương mại sắp ký là rất lớn. Muốn tận dụng tối đa các cơ hội, doanh nghiệp cần củng cố lại chiến lược, có trách nhiệm hơn với xã hội.
 

Việt Nam hiện đang tham gia đàm phán ở 7 hiệp định thương mại tự do FTA, nổi bật là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan và Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU).

Chia sẻ về cơ hội cũng như thách thức và những gì doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị khi tham gia các “sân chơi” lớn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI nói:

- "Khi mở cửa thị trường, chúng ta có điều kiện để đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường lớn nhất thế giới với thuế quan bị rỡ bỏ.

Thứ hai, hội nhập càng sâu thì áp lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ ngày càng cao.

Đây chính là những cơ hội cũng như yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng cũng mang lại nhiều thách thức cho chúng ta.

Khi xâm nhập các thị trường, việc thuế quan giảm sẽ kèm theo rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ sở hữu trí tuệ ngặt nghèo, các cam kết quốc tế về môi trường kinh doanh. Muốn tận dụng cơ hội, doanh nghiệp phải vươn tới tiêu chuẩn của thế giới, đó là thách thức rất lớn.

Theo Chủ tịch VCCI, có tận dụng được các cơ hội hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực trong đàm phán của Chính phủ. Làm sao đàm phán được lộ trình để thực hiện cam kết quốc tế phù hợp với sự vươn lên của nền kinh tế Việt Nam.

Đề ra quy định xuất xứ rất ngặt nghèo, như khi xuất khẩu vào các nước trong TPP cần phải xuất xứ hàng hóa, nguyên phụ liệu sản xuất trong các nước TPP. Các doanh nghiệp rất khó khăn để đáp ứng yêu cầu này. Vì vậy, các nhà đám phán phải đưa ra lộ trình làm sao phù hợp hơn với nền kinh tế.

Thêm vào đó, Chính phủ phải tạo điều kiện tốt nhất, cao nhất cho doanh nghiệp thỏa sức tung hoành, để doanh nghiệp mạnh lên mới tận dụng được cơ hội hội nhập.

Về phía doanh nghiệp, bản thân họ cũng phải hoàn thiện củng cố nền tảng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro. Rồi phải xây dựng chiến lược, nguồn nhân lực tốt, làm ăn bài bản hơn. Phải làm cho mình mạnh lên để vươn ra thế giới.

Đã qua rồi thời kinh tế bong bóng, hết thời của làm ăn ngắn hạn chụp giật, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy và cách làm ăn. Tiến tới chiến lược làm lâu dài, có trách nhiệm xã hội".

BizLIVE cũng ghi nhận một số ý kiến của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau xung quanh câu chuyện hội nhập và “kinh doanh khi thế cờ thay đổi”.

Khai thác lợi thế là yêu tố quyết định 

(Bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Công ty Traphaco  - Hà Nội)

“Sắp tới nước ngoài vào rất nhiều, chúng ta phải có đủ bản lĩnh để hợp tác với họ. Theo tôi, để không bị thua ngay trên chính thị trường của mình thì cần khai thác tối đa các lợi thế. Đó là những gì mà nước ngoài không mang vào Việt Nam được, những gì mà chỉ “bản địa” như chúng ta có thể làm tốt như hệ thống phân phối, là sự am hiểu văn hóa tiêu dùng của người dân”.

Cơ hội nhiều hơn thách thức! 

(Ông Nguyễn Hữu Anh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Phong Châu - Hà Nội)

Sắp tới khi Hiệp định TPP được ký kết, rất nhiều mã hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Phong Châu có thuế suất giảm đáng kể từ 0%. Đó là cơ hội rất lớn đối với một doanh nghiệp xuất khẩu như chúng tôi. Bởi thuế giảm, giá cả giảm thì khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm sẽ tốt hơn.

Rõ ràng các hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng những cơ hội này, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ hơn các rào cản kỹ thuật, thị hiếu thị trường, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tận dụng quan hệ các văn phòng thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, chuẩn bị khả năng cung ứng phù hợp…”

Phải tuân thủ luật chơi

(Ông Nguyễn Công Bình, Phó tổng giám đốc Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình  - Đồng Nai)

“Những hiệp định sắp sửa ký kết sẽ thu hút sự đầu tư lớn từ nước ngoài. Các nhà đầu tư họ rất quan tâm về chính sách, thuế, lao động. Hàng năm khi chúng tôi hay tổ chức xúc tiến ở các nước, câu hỏi thường được đặt ra là: Chính sách có hay bị thay đổi không? Tại sao chính sách hay thay đổi?…

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, khi đã ký kết, bắt buộc chúng ta phải tuân thủ luật chơi nếu không chúng ta sẽ mất hết cơ hội.

Ngoài ra, tôi hy vọng các cơ quan ban ngành khi ký hiệp định, cần có những chính sách, hướng dẫn cụ thể. Rất khó cho doanh nghiệp Việt Nam nếu cứ phải tự mò. Đơn giản như câu chuyện công nghiệp phụ trợ đang nóng hổi, thế nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này. Cơ chế, ưu đãi ra sao... Đó cũng là vấn đề lớn đặt ra khi chúng ta hội nhập.” 

Công nghệ kém, nhân lực yếu rất khó cạnh tranh! 

(Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Thái Anh - Hải Phòng)

Việc ký hiệp định TPP nếu mà chỉ có chờ tiềm lực và năng lực vào các doanh nghiệp Việt Nam thì gần như chúng ta không có cơ hội gì cả.

Điểm mặt tất cả các doanh nghiệp dệt may lớn trong cả nước, cơ cấu tỷ trọng vùng nguyên phụ liệu trên tỷ trọng hàng gia công thì hàng gia công vẫn là chính, còn tỷ trọng hàng mà làm từ nguyên liệu ra đến vải rất là ít.

Nếu giả sử cuối năm nay hoặc đầu năm nay được ký thì rất khó cho doanh nghiệp Việt. Bởi vì gia nhập TPP, doanh nghiệp muốn hưởng lợi thì phải sản xuất được từ bông cho đến sợi. 

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang vào Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm nhằm đón đầu TPP. Đây là những doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn và công nghệ. Do đó, có khả năng doanh nghiệp sản xuất sợi, vải trong nước sẽ bị cạnh tranh không chỉ về xuất khẩu mà còn cả về cung ứng cho nội địa. 

Trong khi đó, công nghệ trong ngành may Việt Nam cũng không cao. Khâu nhuộm và khâu hoàn tất chậm so với thế giới, vốn lại ít, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có những chuẩn bị nhằm giảm tối đa những thách thức mang lại khi tham gia sân chơi lớn. Trước hết, đó là lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng có tiềm lực, đầu tư vào công nghệ. Công nghệ thấp, nhân lực kém thì không thể nào mà cạnh tranh được với thế giới. 

Tôi cũng mong trong thời gian tới, nhà nước sẽ quan tâm, hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi nhiều hơn. Doanh nghiệp có mạnh thì sức đương đầu trước làn sóng hội nhập càng cao.

 Hưởng nhiều ưu đãi hơn các quốc gia lân cận! 

(Bà Trương Thị Thúy Liên, Giám đốc Công ty Giày Liên Phát - Bình Dương)

Nhờ tác động tích cực từ những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam chuẩn bị ký kết, ngành giày dép Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn các quốc gia lân cận. Đang có sự chuyển hướng đơn hàng từ các khách hàng lớn, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Khách hàng từ các nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ đang chuyển hướng đơn hàng sang Việt Nam, tìm những nhà máy có thể đáp ứng được đơn hàng của họ.

Mục đích là để khi các hiệp định thương mại kể trên được ký chính thức, thì họ có thể bổ sung đơn hàng, tăng số lượng một cách nhanh chóng. Vấn đề còn lại là doanh nghiệp Việt Nam làm sao chuẩn bị nguồn lực để đó được xu hướng chuyển dịch thị trường này.


Nguồn tin: bizlive

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 36583

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 869040

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44236725



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach