02:01 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Để nông dân ĐBSCL làm giàu

Thứ tư - 16/05/2012 06:33
Nhà nông của ta, tuy sản xuất nhiều, nhưng chất lượng sản phẩm không cao, lợi tức vẫn còn thấp so với quốc tế vì chưa có tay nghề hiện đại và chưa được tổ chức hữu hiệu. ĐBSCL, nếu muốn thoát nghèo bền vững, cần phát triển một hệ thống kinh doanh đồng bộ kèm theo những chính sách khuyến khích.

Nông thôn cần phải được nối chặt với thị trường thành thị và thị trường quốc tế nếu muốn làm giàu. Thị trường nông sản cạnh tranh hiện nay có bốn đòi hỏi: 1) Sản phẩm phải đạt chất lượng cao nhất theo đòi hỏi của người tiêu dùng; 2) Khối lượng sản phẩm phải đủ lớn để chuyên chở ít tốn phí; 3) Thời điểm giao hàng phải đúng theo hợp đồng; và 4) Giá sản phẩm phải thật cạnh tranh.

Nông dân sản xuất cá thể sẽ không bao giờ thỏa mãn được các điều kiện trên. Hai nhược điểm lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản Việt Nam là thiếu đầu óc kinh doanh, và do đó thiếu thị trường ổn định. Số doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn trên chỉ đếm trên đầu ngón tay!

Cho nên nhà nông của ta, tuy sản xuất nhiều như thế, nhưng chất lượng không cao, lợi tức vẫn còn thấp so với quốc tế vì chưa có tay nghề hiện đại và chưa được tổ chức hữu hiệu. Nhìn sang các nước láng giềng - nhất là Thái Lan - để tăng tính cạnh tranh cho nhà nông của họ, Nhà nước Thái Lan đã áp dụng một hệ thống kinh doanh đồng bộ kèm theo những chính sách khuyến khích. ĐBSCL của Việt Nam nếu muốn thoát nghèo bền vững, cũng cần phát triển một hệ thống như vậy.

Tổ chức sản xuất và kinh doanh nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng





Tại ĐBSCL, nếu chính sách đầu tư của Nhà nước được tập trung thì chính lực lượng lao động nông thôn sẽ có điều kiện tốt để biến các tiềm năng mũi nhọn thành hiện thực. Đó là tiềm năng từ cây lúa, cây ăn trái nhiệt đới, hoa màu, cây kiểng, thủy sản, gia súc...

Điển hình là cây lúa, có diện tích lớn nhất và lực lượng lao động tham gia nhiều nhất, phải sản xuất cho được các loại lúa chất lượng cao cho thị trường cao cấp, đồng thời cũng sản xuất lúa cấp thấp cho các nước nghèo.

Lợi thế về cây lúa đến nay vẫn chưa được khai thác đúng mức vì chưa có tổ chức hợp lý theo chuỗi giá trị gia tăng, nên đầu tư tản mạn và hệ thống thị trường bị phân khúc. Do đó gạo Việt Nam xuất khẩu phần lớn không có thương hiệu.
 

 
Cần đầu tư cho cây lúa ĐBSCL theo chuỗi giá trị, trong đó công nghiệp hóa các công đoạn của quá trình trồng ra cây lúa đến chế biến hạt lúa và rơm rạ (xem hình 1) phải được ứng dụng kỹ thuật mới để có sản phẩm có thương hiệu, đồng thời duy trì sự bền vững của môi trường, khắc phục nguy cơ biến đổi khí hậu.

Để làm được điều này, đầu tiên cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, xóa cầu khỉ và bê tông hóa đường nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa. Đây là bước nhảy vọt đầu tiên để rút ngắn khoảng cách nông thôn - thành thị, tạo điều kiện cho nông thôn dễ tiếp cận các dịch vụ tín dụng cùng nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Để công nghiệp hóa các cụm/vùng quy hoạch kinh doanh nông sản (chủ yếu là chế biến, và bảo quản sau thu hoạch), mỗi cụm/vùng quy hoạch trồng một loại nông sản (lúa, trái cây, rau) cần được đầu tư nhà máy có thiết bị hiện đại để xử lý và bảo quản nông sản.

Ví dụ, đối với lúa, việc sấy lúa đạt chuẩn 14% ẩm độ và gặt lúa, xay chà, đánh bóng gạo cần những máy móc đa năng. Đối với rau quả, những nhà máy chế biến rau quả sẽ bắt đầu bằng những dụng cụ xử lý rau quả theo đúng quy trình kỹ thuật, đóng gói bao bì trước khi đưa vào phòng bảo quản ở nhiệt độ tối hảo, như cam quít (sản phẩm trái tươi, nước cam tươi hoặc cô đặc, mứt vỏ cam), xoài (tươi, xoài sấy khô, nước xoài), ổi (tươi, nước ổi), dừa (tươi, dừa nạo sấy khô, bột nước cốt dừa, kẹo dừa). Đối với thủy sản, cần có nhà máy chế biến thủy sản, đặc biệt phải có máy cấp đông cá tôm; thiết bị chế biến những sản phẩm từ cá tôm (phi lê cá, mắm, khô, nước mắm...)...

Khuyến khích sự hợp tác các “nhà”

Chúng ta cần một hệ thống chính sách khuyến khích có khả năng điều phối các mũi tiến công một cách nhịp nhàng, bổ trợ lẫn nhau thay cho sự triệt tiêu lẫn nhau rất phổ biến hiện nay. Hệ thống chính sách khuyến khích này liên kết nhiều “nhà” tham gia sản xuất với kỹ thuật cao trong chuỗi giá trị gia tăng, bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1, cần xác định lợi thế tương đối của từng vùng đặc thù của lãnh thổ: cần xem lại quy hoạch tổng thể của nước ta và cụ thể cho từng vùng sản xuất của ĐBSCL, vùng nào có thế mạnh về cây gì, con gì có lợi thế hơn vùng khác hoặc quốc gia khác. Trên cơ sở khoa học đó, Nhà nước địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất mặt hàng đó.

Bước 2, Nhà nước và doanh nghiệp xác định thị trường cho từng sản phẩm mũi nhọn ấy để chuẩn bị xúc tiến thương mại.

Bước 3, tổ chức tập hợp nông dân trong từng vùng sản xuất đã xác định trên đây nhằm xây dựng từng “cụm liên kết sản xuất theo nông nghiệp kỹ thuật cao” hoặc những hợp tác xã nông nghiệp có khả năng tạo ra những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế. Chính sách về kinh tế hợp tác của Nhà nước tuy đã ban hành lâu rồi nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều kết quả khả quan vì thiếu nhiều yếu tố khuyến khích nông dân, vì phần lớn các hợp tác xã đã hình thành vẫn còn hoạt động riêng lẻ, nên đầu ra cho sản phẩm phó thác cho thương lái. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần có những nông dân xã viên của các hợp tác xã, hoặc thành viên của các cụm liên kết sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, có kiến thức và tay nghề cao nhất.

Bước 4, tập hợp các nhà khoa học kỹ thuật: gồm các bộ, ngành chuyên môn, trường đại học hoặc trung tâm, viện nghiên cứu gần nhất với hợp tác xã hoặc cụm liên kết, để nghiên cứu và ứng dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất, đóng gói và kiểm định chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 5, tập hợp các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm ngân hàng, công ty hóa chất nông nghiệp, công ty bảo quản, chế biến bao bì, phân phối cho mạng lưới đại lý trong nước, và xuất khẩu hàng có thương hiệu sang Nhật Bản, Úc, châu Âu, Mỹ...

Chính sách kinh tế hợp tác khi được tổ chức thành hợp tác xã hoặc cụm liên kết sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao như trình bày một cách tổng quát trên đây sẽ có tác dụng quyết định đến tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam qua tác động trên cả ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ của ta. Vai trò điều phối của Nhà nước sẽ quyết định sự thành bại của sự liên kết của năm nội dung trên đây.
_________________________
(*) Hiệu trưởng Đại học Tân Tạo
___________________

Giá lúa gạo tăng mạnh

Ngay sau những ngày nghỉ lễ, giá lúa gạo trong nước bất ngờ tăng khá mạnh, lên mức giá cao nhất trong ba tháng trở lại đây.

Ông Dương Văn Mến ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, thương lái chuyên mua lúa hàng hóa tại các tỉnh ĐBSCL, cho biết hiện lúa IR 50404 tươi có giá 4.700-4.900 đồng/ki lô gam; IR 50404 khô giá 5.500-5.600 đồng/ki lô gam, tăng 200-300 đồng/ki lô gam kể từ sau lễ đến nay. Các giống lúa hạt dài như OM 5451, OM 4900, OM 4128, OM 4900... cũng tăng khá mạnh so với mức giá trước kỳ nghỉ lễ, lên mức 5.000-6.000 đồng/ki lô gam.

Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cũng tăng khá mạnh. Cụ thể, đối với gạo nguyên liệu (gạo lứt) của giống IR 50404 được giao dịch với mức giá 7.100-7.200 đồng/ki lô gam; gạo nguyên liệu của các giống lúa hạt dài từ 7.300-7.500 đồng/ki lô gam, tăng 100-250 đồng/ki lô gam. Gạo thành phẩm (gạo trắng) cũng tăng khá mạnh, lên mức 7.900-8.400 đồng/ki lô gam (tùy chế biến gạo 5%, 15% hay 25% tấm); 10.000-13.000 đồng/ki lô gam đối với gạo thơm (tùy loại).

Giá lúa gạo tăng mạnh trở lại do nhu cầu của các doanh nghiệp tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu tăng lên, trong khi đó, nguồn cung đang khan hiếm dần.

Trung Chánh
 

GS.TS. Võ Tòng Xuân(*)

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 112

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 25129

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 922469

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44290154



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach