03:50 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Ba điểm vướng chưa gỡ

Thứ hai - 15/10/2012 07:34
Năm 2012 là một năm khó khăn của các doanh nhân. Dù cho đã có nhiều chủ trương, chính sách được ban hành để gỡ khó cho DN nhưng vẫn có những vấn đề mang tính căn cơ chưa được giải quyết thấu đáo:

1. Kiểm soát mặt bằng giá

So với cùng kỳ năm ngoái, xăng tăng tới gần 14%, giá gas hơn 25%, giá điện 10%... Lắm lúc sự tăng giá không hợp lý, càng như đổ dầu vào lửa trong cơn khốn khó của DN.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, đã từng đề xuất: Cần có bộ phận thanh tra chuyên ngành về giá. Về nguyên tắc, giá cả được điều hành, quản lý theo cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện việc điều tiết giá thông qua các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ và kể cả biện pháp hành chính để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hợp lý của nhà sản xuất, người tiêu dùng và Nhà nước. “Chúng ta tôn trọng sự tự do định giá của các DN điện, xăng dầu… nhưng nó phải nằm trong khuôn khổ. Do đó, Nhà nước phải thẩm định, kiểm tra các yếu tố hình thành nên giá, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng đến đời sống người dân, DN” - ông Ngân nhấn mạnh.

1

Giảm giá hàng, giải phóng hàng tồn kho tại hội chợ. Ảnh: HTD

2. Tiền sử dụng đất “trói” ngành bất động sản

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (BĐS) và các DN BĐS đã nhiều lần kiến nghị những bất hợp lý trong Nghị định 69/2009 và Nghị định 120/2010 về việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường.

Theo DN, việc vừa bồi thường giải phóng mặt bằng cho dân rồi lại nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường cho Nhà nước là không hợp lý. Khi bồi thường để nhận mặt bằng một khu đất ít giá trị, DN phải làm hạ tầng, cảnh quang… thì mới nên hình khu dân cư. Khi ấy khu đất mới có giá thị trường. Nếu Nhà nước thu tiền đất theo giá thị trường ngay từ đầu là chưa xét công sức, tiền của, chất xám… của DN.

Cái lý của cơ quan quản lý là: Tính theo giá thị trường thì Nhà nước mới thu đúng, tính đủ. Mặt khác, hai nghị định trên đều cho DN khấu trừ chi phí bồi thường giải tỏa. DN tranh luận lại: Họ phải tốn chi phí trên toàn bộ diện tích đất dự án theo giá thị trường nhưng chỉ được khấu trừ trên khung giá của Nhà nước và chỉ được trừ một phần…

Các DN đã đề xuất giải pháp: Chuyển tiền sử dụng đất thành một sắc thuế, gọi là “thuế đánh trên giá trị sử dụng đất gia tăng do chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đô thị”. Thuế này được tính trên bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố hằng năm.

Đến nay, dù đã có hàng chục cuộc hội thảo từ hiệp hội, đến cấp thành phố, rồi làm việc với Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia… nhưng việc gỡ vướng vẫn chưa thấy.

3. Kẹt vốn

Ngay từ đầu năm, DN xuất khẩu các ngành đã gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn khi phải vay với lãi suất quá cao. Khả năng tiếp cận vốn khá thấp và không được hỗ trợ vốn kịp thời đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất. Đã có nhiều DN ở các ngành nông-thủy sản rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng, đóng cửa hoặc vỡ nợ phá sản.

Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện nhiều chủ trương: Giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất, tung ra gói hỗ trợ cho vay 9.000 tỉ đồng cho ngành cá tra xuất khẩu với lãi suất dưới 10% nhưng nông dân lẫn DN vẫn rất khó tiếp cận. Lý do: Phải có hồ sơ “đẹp” không nợ nần ngân hàng thì mới được vay, “nhưng thử hỏi khó khăn mới cần cứu chứ khỏe thì nói làm gì!” - nhiều DN bức xúc.

Tôi đã nhiều lần đề nghị với Chính phủ là NHNN thực hiện vai trò ngân hàng trung ương, cho hệ thống ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3%-4% và chỉ đạo cho DN vay lại với lãi suất 6%-7%, là mức lãi suất tối đa trong khu vực. Trên thế giới đều áp dụng như thế… Thế nhưng đề xuất trên đã không được xem xét.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành(Theo Nhịp Cầu Doanh Nghiệp)

Đến thời điểm này, DN không còn than vãn về lãi suất nữa nhưng thật ra cơn nguy này vẫn còn. Nhà nước nên hạn chế tối đa tăng giá đầu vào cho DN, giúp DN khôi phục lại sức khỏe của mình, cũng có nghĩa giúp cho thị trường phát triển.

Ông VĂN ĐỨC MƯỜI,Tổng Giám đốc Vissan

Khó nhất là tiếp cận vốn ngân hàng. Ngoài điều kiện ngặt nghèo, DN vẫn gặp phải những thủ tục nhiêu khê và khó hiểu. Niềm mong mỏi lớn nhất của giới DN là NHNN phải có những chính sách tiền tệ, lãi suất cụ thể hơn nữa. Dường như chính sách hành chính về lãi suất huy động giúp ngân hàng có lợi nhiều hơn chứ không phải DN. Mức cho vay 13%-15% vẫn ở mức cao, DN sản xuất không thể có lợi nhuận.

Ông HÀ VĂN THẮNG,Chủ tịch HĐQT Công ty 26-3 Hòa Bình


PV

Nguồn tin: PLTPHCM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 28092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925432

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44293117



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach