21:01 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

TPP: Hình sự hóa nhiều vấn đề SHTT

Thứ ba - 01/12/2015 06:07
Rất nhiều vấn đề về vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) theo quy định hiện hành chỉ bị xử lý hành chính, thì trong TPP bị xử lý hình sự cho dù không có mục đích thu lợi, nhưng gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền.
Lo cho sở hữu trí tuệ

 
“SHTT là nội dung hướng rất sâu vào trong các nước và gây rất nhiều tranh cãi khi đàm phán. SHTT không tập chung tại biên giới mà đi vào sâu trong nước và tác động rất nhiều mặt đời sống”, theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ Trưởng Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công Thương.






Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, người phát ngôn Đoàn đàm phán TPP của Việt Nam chia sẻ những thông tin tại buổi hội thảo


Ông Thái, đồng thời là Phó trưởng đoàn đàm phán Chính phủ, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cho rằng, trước đây, những hiệp định thương mại thường chỉ nhìn vào những biện pháp tại biên giới, hay mở cửa thị trường như thế nào... Nhưng TPP, được coi là hiệp định thế hệ mới và can thiệp sâu vào các vấn đề "đằng sau biên giới".
 
Theo ông Thái, suốt hơn 30 cuộc đàm phán trong TPP, SHTT luôn gây “nhức nhối” cho những người tham gia phía Việt Nam. Bởi Việt Nam dù đã có những văn bản pháp luật khá chặt chẽ về quyền SHTT nhưng việc thực thi khá lỏng lẻo. Trong khi đó, các nước phát triển luôn coi trọng về SHTT cũng như quyền của các bên liên quan trong vấn đề SHTT.
 
Tuy nhiên, để khai thác tốt và tận dụng thành công thế chủ động này thì Nhà nước và doanh nghiệp cần có những sự thay đổi lớn, nhất là vấn đề về sở hữu trí tuệ (SHTT), ông Thái cho biết trong một hội thảo cuối tuần trước về cập nhật các thông tin TPP do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc Bộ Doanh nghiệp dẫn đầu tổ chức.
 
Các chuyên gia đàm phán TPP cho rằng, khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải tuân theo các quy định, chế tài, nếu cố ý làm giả như nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền tác giả, quyền liên quan, như xâm phạm tín hiệu vệ tinh, vào rạp phim quay camera… gây thiệt hại đáng kể đến lợi ích hợp pháp của chủ quyền sở hữu quyền tác giả.
 
Hay những hành vi cho dù không có mục đích thu lợi hay kinh doanh nhưng gây thiệt hại đáng kể cho chủ thể quyền thì vẫn có thể bị truy cứu hình sự.
 
Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giảBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho hay, Việt Nam cơ bản đã đáp ứng quy định về quyền tác giả và quyền liên quan trong TPP, nhưng cũng có những điều ở TPP mà hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định.
 
Theo ông Hùng, TPP quy định nâng thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả từ suốt đời cộng với 50 trong quy định của WTO lên suốt đời cộng 70 năm sau khi tác giả mất.
 
Tuy nhiên, ông Hùng cũng hy vọng rằng Việt Nam còn có thời gian chuyển tiếp để thực hiện các quy định trên là 3 năm sau khi TPP có hiệu lực, và thời gian 5 năm chuyển tiếp đối với việc thực hiện quy định nâng thời hạn bảo hộ.
 
"Chúng ta cần xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn để nâng cao tính thực thi quyền tác giả”, theo ông Hùng.
 
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng PHÁP chế - chính sách của Cục sở hữu trí tuệ, nêu thêm một loạt vấn đề mới.
 
Chẳng hạn, theo bà Hà, Việt Nam, theo quy định hiện hành, mới chỉ bảo hộ với những sáng chế nhìn thấy được, còn những sáng chế ở dạng mùi vị, âm thanh… thì chưa quy định.
 
Bà Hà nhận định, đó sẽ là những khó khăn vì Việt Nam chưa có và kinh nghiệm bảo hộ những sáng chế mùi vị, âm thanh.
 
Ngoài ra, bà Hà cũng cho rằng, TPP còn quy định, các nước phải minh bạch hóa tất cả những quy định pháp luật, quy định hành chính, và phải đưa lên mạng cho công chúng tiếp cận.
 
Theo ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, SHTT là một trong những vấn đề hiện Việt Nam đang cần có những đổi mới.
 
SHTT trong thời gian tới là một lĩnh vực phải thực sự trở thành động lực cho phát triển, sáng tạo. Và Việt Nam cần phải rà soát lại các luật như hình sự, dân sự, SHTT… để có sự điều chỉnh cho phù hợp, ông Thanh, người đồng thời là Cục trưởng Cục SHTT, cho biết.
 
Tăng thêm quy mô nền kinh tế

Đánh giá về tầm quan trọng Theo ông Lương Hoàng Thái, Với TPP, theo nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài thì Việt Nam sẽ có giá trị gia tăng về xuất khẩu, kinh tế rất lớn.



Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, Trưởng nhóm đàm phán về quyền sở hữu trí tuệ phát biểu tại hội thảo

Dự kiến 2025, khi TPP có hiệu lực được 10 năm, quy mô nền kinh tế của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 10,5%/ năm.
 
Việt Nam đang xuất sang các nước TPP rất lớn, nhất là Mỹ, nhưng hàng rào gặp phải cũng không hề nhỏ.  
 
Ông Thái dẫn chứng, năm 2014, riêng số tiền thuế mà Việt Nam phải đóng với hàng dệt may vào Mỹ là 1,17 tỉ USD, giầy dép khoảng 350 triệu USD.
 
Số thuế phải nộp này lớn hơn tổng số tiền thuế của tất cả các nước đang tham gia TPP mà hàng của họ đi vào Mỹ đang chịu.
 
Điều đó có nghĩa là quy mô xuất khẩu của Việt Nam nhỏ hơn nhiều với những nước xuất sang HK như Nhật, Úc, nhưng tiền thuế mà hàng Việt Nam chỉ 2 nhóm hàng này đã lớn hơn tổng số tiền thuế tất cả các nước đang tham gia TPP vào Mỹ.
 
Chính vì thế, khi tham gia TPP, nếu rào cản này được rỡ bỏ và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều tiềm năng hơn từ thị trường.
 
Trần Quỳnh

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 436

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 419


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 664222

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43175991



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach