02:02 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Canada và Đan Mạch có một cuộc chiến giành lãnh thổ kéo dài 30 năm nay, với vũ khí là ... rượu whiskey

Thứ tư - 13/01/2016 07:18
Đảo hoang Hans Island có diện tích khoảng 800 m2, không có bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào và nằm trơ trọi trên vùng biển Bắc Cực đang trở thành “chiến trường” giữa 2 nước Canada và Đan Mạch.

Tuy nhiên, vì vấn đề “mặt mũi”, cả 2 chính phủ trên đều cố gắng tuyên bố quyền kiểm soát với hòn đảo này, vốn đã phát sinh tranh chấp từ thập niên 30.

Tuy nhiên, chiến thuật mà 2 nước sử dụng lại khá hài hước. Năm 1984, quân đội Canada đến hòn đảo này và dựng một ngọn cờ của quốc gia mình lên đó, đồng thời chôn một chai rượu dưới cột cờ.

Một tuần sau đó, phái đoàn bộ trưởng ngoại giao Đan Mạch đến dọn dẹp toàn bộ cờ và chai rượu của Canada, đồng thời dựng cờ quốc gia mình cũng như chôn rượu tại đảo Hans.

Kể từ đây, cuộc chiến tranh giành lãnh thổ bằng rượu whisky bùng nổ.

Hans Island

Hans Island

 

Hans Island chụp từ vệ tinh

Hans Island chụp từ vệ tinh

 

Binh sĩ Canada dựng cờ và chôn rượu tại Hans Island

Binh sĩ Canada dựng cờ và chôn rượu tại Hans Island

 

Binh sĩ Đan Mạch dựng cờ và chôn rượu tại Hans Island

Binh sĩ Đan Mạch dựng cờ và chôn rượu tại Hans Island

Cho đến tận ngày nay, quân đội Đan Mạch khi đến đảo Hans đều cắm cờ và chôn lại một chai rượu trong khi quân đội Canada cũng làm tương tự nhưng thêm dòng chữ “Chào mừng đến với Canada”. Mỗi khi quân đội 2 nước rút đi và quốc gia khác đến thăm, họ lại phải dọn dẹp cờ và rượu của nhau bày trên hòn đảo.

Đảo Hans được phát hiện vào thế kỷ 19 và được Đan Mạch tuyên bố chủ quyền vào năm 1933. Tuy nhiên, Canada cũng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này vào thập niên 40. Hiện nay, hòn đảo này vẫn chưa chính thức được công nhận là thuộc về quốc gia nào.

Theo các điều khoản của một thỏa thuận năm 2005, cả Canada và Đan Mạch đã đồng ý thông báo cho quốc gia khác trước khi họ đến thăm đảo Hans cùng với những lá cờ và chai rượu.

Nhiều tổ chức hòa bình quốc tế đã đề nghị 2 nước trên chia đôi hòn đảo làm ranh giới, nhưng chính phủ 2 quốc gia vẫn chưa đồng ý.

Hoàng Nam

Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 26

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 35575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 868032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44235717



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach