07:33 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Làm ăn với Trung Quốc : Bắt đầu từ việc thay đổi tư duy

Thứ hai - 14/05/2012 05:32
Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) sau 2 năm thực thi - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Dẫn đầu (LBC) tổ chức chiều 10.5 tại TP.HCM đã ghi nhận nhiều ý kiến của các Tham tán thương mại, lãnh sự của các nước cũng như của doanh nghiệp Việt Nam xung quanh ảnh hưởng của ACFTA đối với tình hình giao thương giữa Trung Quốc và ASEAN trong thời gian qua. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến tiêu biểu được ghi nhận trong buổi Hội thảo.
 
Ông Vi Tích Thần, Tham tán thương mại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM:




 
Khi khu tự do mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc được thực hiện thì thuế quan thương mại sẽ giảm chỉ còn 0.1%, là cơ hội để các nước giao thương tốt hơn, từ 7.96 tỷ USD (1991) tăng lên, 267 tỷ USD (2011) – tăng 45 lần, bình quân tăng hơn 20%. Trước năm 2011, Trung Quốchầu như chỉ xuất siêu sang các nước ASEAN. Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã nhập siêu hơn 22 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường rất rộng lớn. Các sản phẩm vào Trung Quốc đều tiêu thụ được, miễn là các bạn tìm hiểu và nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc.



Trong thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động. Họ nghĩ chỉ khi doanh nghiệp Trung Quốc qua tận nơi mua hàng thì mới bán được hàng. Doanh nghiệp Việt Nam kêu ca rằng doanh nghiệp Trung Quốc đến tận nơi thu mua nguyên liệu làm họ thiếu nguồn đầu vào chế biến. Đây là một nhận thức không chính xác. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc không mua thì doanh nghiệp  Việt Nam  lại ép giá, làm thiệt hại cho người sản xuất. Vì đây là nền kinh tế thị trường toàn cầu nên chúng tôi thường sử dụng các công cụ thị trường theo cán cân cung – cầu. Tôi nghĩ chúng ta không nên dùng các công cụ hành chính để bóp chết thị trường.



Năm 2011, Trung Quốc xuất khẩu sang  Việt Nam chỉ tăng 25.9%. Trong 02 tháng đầu năm 2012, Trung Quốc xuất khẩu sang  Việt Nam tăng 12%, ở chiều ngược lại tăng đến 50%. Điều này thể hiện sự ưa chuộng và khuyến khích nhập khẩu hàng và nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy tốc độ tăng rất nhanh nhưng sản lượng không tương xứng với tiềm năng. Như sản phẩm trái cây nhiệt đới, ở Trung Quốc rất thiếu và người tiêu dùng nội địa đều biết sản phẩm  Việt Nam tốt. Tìm trong siêu thị thì ngoài thanh long, xoài, nhãn thì những sản phẩm còn lại rất hiếm. Về thủy, hải sản, chỉ cần thương nhân Trung Quốc sang  Việt Nam một lần đã biết sản phẩm  Việt Nam rất tốt, chất lượng cao. Nhưng trong thị trường Trung Quốc, dù có bán thì cũng không được biết đến như hàng Việt Nam.



Việt Nam hiện nay chỉ để ý phát triển qua các thị trường phương Tây. Trong khi đó, quy mô thị trường Trung Quốc lớn hơn nhiều, khung tiêu chuẩn kiểm dịch cũng thấp hơn, ít quy tắc hơn. Nếu doanh nghiệp Việt Nam cố gắng thì đều có thể đem bất cứ sản phẩm nào sang Trung Quốc tiêu thụ. Doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều đơn vị làm ăn tại Trung Quốc lâu năm nhưng họ vẫn chưa mạnh dạn hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, đầu tư vào tiếp thị cũng chưa nhiều”.
 
Ông Dalton Sembiring, Quyền Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM:



1   
 
Theo tôi đánh giá, về lâu dài, ACFTA sẽ đem lại các kết quả khả quan hơn là tiêu cực như ta lo sợ. Đối với doanh nghiệp, chính quyền cần phải có kế hoạch rõ ràng để hỗ trợ. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp được áp dụng dưới hình thức miễn thuế xuất nhập khẩu, miễn chi phí nghiên cứu, nhập khẩu máy móc cho các doanh nghiệp sản xuất.



Đối với Việt Nam, quan hệ giao thương song phương vẫn đang tang rất đều đặn qua từng năm. Trong thông số đầu tư vào  Việt Nam, Indo đứng thứ 6 trong các nước ASEAN, thứ 29 trong danh sách toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam đầu tư vào Indo hầu như rất nhỏ, chỉ có 06 dự án với tổng vốn đầu tư là 67 triệu USD. Lãnh đạo hai nước đã đồng ý sẽ thúc đẩy giao thương song phương đạt 5 tỷ USD vào năm 2015 (2011). Sau đó là đạt 10 tỷ sau cuộc gặp vào năm 2012.



Ông Shazryll bin Zahiran, Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM:







Bản thân tôi thấy rằng trong việc giao thương giữa cộng đồng ASEAN có rất nhiều thách thức. Malaysia là một trong những đất nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong cộng đồng ASEAN. Là một thị trường đa sắc tộc, đa tôn giáo, Malaysia là thị trường đầy tiềm năng dành cho nhiều loại sản phẩm.



Điều quan trọng là một quốc gia cần rất nhiều quyết tâm và doanh nghiệp cùng người dân đều là đối tác. Nếu không có mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội và doanh nghiệp thì sẽ khó mà phát triển bền vững một nền kinh tế quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, chúng ta phải nghiên cứu rất nhiều về thị trường quốc tế, tìm hiểu về những luật lệ bảo vệ cùng các điểm khác biệt trong nhiều mặt, văn hóa, kinh tế, xã hội… Nếu một công ty kinh doanh ở một phân khúc đặc biệt mà không nghiên cứu kỹ, không có được sự tư vấn rõ ràng thì sẽ rất dễ thất bại.



Hiện nay, Malaysia đang cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc hai nhóm ngành: Các ngành nhu yếu như y tế, giáo dục, phát triển công ích… nhóm thứ hai là các nhóm giá trị gia tăng như du lịch, xây dựng, công nghiệp, công nghệ cao… Vấn đề mà chúng tôi muốn chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam đó là phải biết mình biết ta để có thể thúc đẩy việc mở cửa đầu tư.



Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit:




 
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện xuất nhập khẩu qua đường biên mậu, và luôn có một “mối quen” làm phân phối cho mình. Doanh số không hề nhỏ, từ vài trăm tỉ đến vài ngàn tỉ. Từ cao su, nông sản trước giờ đều vậy. Chỉ có mới đây, gạo mới được xuất chính ngạch. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam không đụng đến những thị trường lớn như MT (modern trade – chiếm 60% sức mua sắm).



Cơ hội thứ hai mà chúng ta cần phải quan tâm: Người tiêu dùng ở Trung Quốc rất chuộng ngoại. Các hệ thống siêu thị tại Trung Quốc đang mở rộng diện tích kệ cho hàng nhập khẩu ngày càng nhiều hơn. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi quan điểm để tiếp cận. Khi thương nhân Trung Quốc qua  Việt Nam và mua hết nông sản  Việt Nam thì người nông dân  Việt Nam có xu hướng bảo vệ và co cụm. Nhưng theo quan điểm tiến bộ, chúng ta phải mừng vì hàng bán được. Nếu chúng ta nhìn nhận đúng, về thị trường ASEAN+1 - một miếng bánh lớn hơn so với thị trường VN rất nhiều thì cái nhìn mới đúng. Đối với Vinamit, trong mùa bình thường mua 3 - 4000 đồng/kg mít, nhưng khi cao điểm thì giá gấp nhiều lần.  Thương nhân Trung Quốc rất thích mua mít  Việt Nam vì thị trường họ thiếu (đem về Trung Quốc họ bán được hơn 100,000 đồng/kg). Như vậy tại sao chúng ta không trực tiếp đem mít của  Việt Nam qua đó bán để kiếm lời?



Tại Trung Quốc hiện nay, sản phẩm của Thái Lan, Malaysia… đã xuất hiện rất nhiều, nhưng sản phẩm  Việt Nam lại không nhiều, vì thế cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều. Vì vậy tôi mong doanh nghiệp Việt Nam thay đổi nhận thức.



Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao:



1
 
Chúng ta muốn làm ăn với Trung Quốc phải thay đổi suy nghĩ của mình: một góc nào đó, chúng ta luôn luôn nặng lòng với biển Đông, nhưng chúng ta phải hiểu là Việt Nam không thể được dọn đi chỗ khác được. Chúng ta không thể thụ động nhìn hàng Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam mà không có chiều ngược lại. Có nhiều khó khăn như: luật sư giỏi, công ty luật, thuế quan, hải quan. Nhưng nếu chúng ta liên kết với nhau và có sự hỗ trợ của đại diện chính quyền, thay đổi cách suy nghĩ là làm ăn rủi ro (Trung Quốc là công xưởng của thế giới nên mình chỉ có thể nhập sao mà xuất được…) để mở ra cơ hội.



Hội sẽ tập hợp đội ngũ chuyên gia để nghiên cứu về ASEAN + 1, ASEAN + 3 (+8), hiệp định TPP. Chúng ta tận dụng tự do hóa thương mại với những công cụ thị trường mới hơn. Áp dụng thêm vào đó là khung pháp lý của WTO mà chúng ta tham gia đã hơn 05 năm. Chúng tôi cũng đề nghị công ty Vinamit cho ra một bộ phận nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về quy cách xuất khẩu và kinh doanh tại Trung Quốc. Chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu lịch hội chợ và kết nối những nhóm doanh nghiệp tiềm năng để chúng ta đi xuất khẩu bằng con đường chính ngạch. Chúng tôi sẽ tổ chức những cuộc họp từng nhóm (5-10 doanh nghiệp cùng ngành hoặc chia sẻ giá trị) để bàn chuyện làm ăn thật, kể cả doanh nghiệp ngoài Hà Nội.

Kiến Phước

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 169

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 52864

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 885321

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44253006



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach