11:08 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

“Trao ‘gậy’ thanh tra, Bảo hiểm Xã hội có đòi được 12.000 tỷ đồng nợ?”

Thứ sáu - 24/10/2014 07:12

 
Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh tỏ ra khá bức xúc về những bất cập hiện tại liên quan đến lương, bảo hiểm xã hội, quyền lợi người lao động.


Xung quanh dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, tỏ ra khá bức xúc về những bất cập hiện tại liên quan đến lương, bảo hiểm xã hội, quyền lợi người lao động…

Ông Minh đặt vấn đề, thực tế nợ bảo hiểm xã hội đã lên tới con số 12.000 tỷ đồng. “Lãnh đạo ngành bảo hiểm xã hội có dám đứng trước Quốc hội hứa sẽ không để xảy ra tình trạng nợ, trốn, ăn quỵt bảo hiểm xã hội đối với người lao động khi Quốc hội trao cái “gậy” thanh tra hay không chứ chưa nói đòi lại 12 ngàn tỷ đồng nợ? 

Thứ nữa, nếu chấp nhận giao công tác thanh tra cho ngành bảo hiểm xã hội thì tại kỳ họp này Bộ trưởng Lao động- Thương binh - Xã hội phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về công tác quản lý nhà nước của mình. Tại sao không hoàn thành nhiệm vụ phải giao sang cho bảo hiểm xã hội?”, ông Minh nêu ý kiến.

Kinh doanh tiền bảo hiểm?

Ông Minh giải thích, khi đã chấp nhận Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, để đúng luật, chắc chắn phải chuyển tất cả chuyên viên, nhân viên của cơ quan này lên thành công chức nhà nước (Hiện các chuyên viên, nhân viên của bảo hiểm xã hội vẫn hoạt động, chi phối theo Luật Viên chức nhà nước). 

“Chỉ có công chức nhà nước mới có chức năng thanh tra. Điều này rất vô lý. Vì nếu tới đây, các cơ quan trực thuộc Chính phủ như đài truyền hình, đài tiếng nói, thông tấn xã Việt Nam và một số cơ quan khác thì các viên chức ở đây cũng sẽ chuyển thành công chức hết! Điều này không phù hợp với quy luật và nguyên lý tổ chức bộ máy nhà nước. Hơn nữa, hiện lĩnh vực thanh tra bảo hiểm xã hội thuộc chức năng của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội, liệu khi giao chức năng này cho ngành bảo hiểm xã hội thì có khắc phục được trốn bảo hiểm xã hội đang diễn ra kinh niên hay không?”, ông Minh bình luận.

Ông Minh cũng chỉ ra những mâu thuẫn trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Thứ nhất, nếu thiết kế dự thảo Luật bảo hiểm xã hội như đang đặt lên bàn các đại biểu thì Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm (Điều 93). Quy định là vậy, tuy nhiên ngay trong một số điều phía sau lại mâu thuẫn với Điều 93. Cụ thể, theo quy định đã là cơ quan quản lý Nhà nước thì không được phép đầu tư quỹ sinh lời. 

“Trong khi, dự án Luật đưa Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đang là cơ quan thuộc dạng đơn vị sự nghiệp công lập lên thành cơ quan quản lý nhà nước lại được quyền đầu tư quỹ sinh lời (số tiền 3% từ quỹ bảo hiểm do người lao động đóng cơ quan này được phép đầu tư sinh lời), mà lẽ ra chỉ có hệ thống tài chính, ngân hàng, tín dụng mới được phép. Điều này không đúng luật. Cần nói thêm, không hiểu vì sao, theo tờ trình của Chỉnh phủ trước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn chỉ là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, thì lần này lại “chuyển” thành cơ quan quản lý nhà nước?!”, ông Minh bình luận.



Biết “tiêu xài” thì còn dư tiền

Ông Minh còn nhấn mạnh việc nợ bảo hiểm hiện lên tới 12.000 tỷ đồng, trong khi vẫn có 5 triệu người chưa được tham gia bảo hiểm. “Trong khi chúng ta lo cho vấn đề vỡ quỹ bảo hiểm, thì chế độ an sinh xã hội vẫn sơ khai. Để tránh vỡ quỹ, dự thảo Luật quy định kéo dài năm công tác để hưởng lương hưu”, ông Minh bình luận.

Ví dụ, theo quy định hiện hành, người lao động tối thiểu đạt 15 năm công tác sẽ được hưởng mức lương bằng 45%; thế nhưng dự thảo Luật lại đang nâng lên tận năm 2016, 2018 gì đó phải đủ 18 - 20 năm công tác liên tục mới được hưởng 45% như hiện nay, đã thế mức lương ngày một thấp là điều bất hợp lý. 

“Theo tôi được biết, ngay tại TP.HCM trung tâm kinh tế cả nước có đến 15% số lao động khi về hưu lương thấp hơn cả mức chuẩn nghèo của thành phố. Điều này sao có thể chấp nhận được! Thế nên, quy định gì thì quy định, mức lương, tiền hưu cho người lao động, viên chức, công chức phải được cải tiến theo chiều tốt lên chứ không phải chiều ngược lại”, ông Minh phân tích.

Về việc hỗ trợ nhóm nghèo đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, ông Minh khuyến cáo cần phải cân đối ngân sách kỹ để tính toán điều này. 

“Ví như ở hệ thống xã đang có đến 230.000 người không thuộc diện viên chức hay công chức mà là hợp đồng. Nếu hỗ trợ ngân sách tương lương mức lương tối thiểu để đóng bảo hiểm xã hội thì ngân sách chi lên tới 600 tỷ đồng; Sau đó nhóm đối tượng này về hưu, hưởng lương cao hơn hoặc bằng mức chuẩn nghèo tại địa phương đó thì ngân sách sẽ thêm 1.000 tỷ đồng. So với tiềm lực kinh tế hiện nay số tiền khồng hề lớn, nếu chúng ta biết “tiêu xài” tiết kiệm thì số tiền dư ra còn lớn hơn gấp mấy lần”, ông Minh bình luận.

 
Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh
 

“Việc làm còn bấp bênh, nên sinh viên ra trường muốn thi làm công chức nhà nước cho chắc chân. Còn chuyện mang tiền chạy công chức, chúng ta chỉ nghe song chưa có bằng chứng nào xác minh. Song bất luận thế nào đây là một sự thực đau lòng. Câu hỏi đặt ra ngoài yếu tố việc làm bấp bệnh, phải chăng hai chữ “cơ quan” nhà nước là mảnh đất màu mỡ cho những phát sinh tiêu cực hay sao? Chúng ta không thể khẳng định, song đó là hiện tượng đáng bàn”.

Nguồn tin: bizlive

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 110


Hôm nayHôm nay : 39260

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 936600

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44304285



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach