17:35 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Cuộc đua của các thương hiệu "ngoại"

Thứ ba - 11/08/2015 08:08
Dù nhận thấy tiềm năng lớn từ phân khúc tiêu thụ sản phẩm phô mai, song đến nay thị phần phô mai Việt Nam dường như vẫn vắng bóng các doanh nghiệp (DN) "nội", thay vào đó là cuộc đua giành thị phần của các DN "ngoại".

Theo đại diện Hiệp hội Xuất khẩu (XK) các sản phẩm bơ sữa Hoa Kỳ (USDEC) tại Việt Nam, tiêu thụ phô mai tăng trưởng ở mức hai con số trong vài năm gần đây, vì vậy, các DN Hoa Kỳ đang tìm cách đẩy mạnh XK các mặt hàng chế biến từ sữa, đặc biệt là phô mai sang Việt Nam.

Tiềm năng lớn

Cụ thể, bà Đặng Thị Đông Phương - đại diện USDEC tại Việt Nam, cho biết tiêu thụ phô mai Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số vài năm gần đây có nhiều nguyên nhân. Đáng chú ý là thu nhập của người dân Việt Nam được cải thiện, có nhu cầu tìm đến những món ăn bổ dưỡng, thị trường du lịch phát triển, khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều.

Do vậy, nhận thấy tiềm năng này, các DN Hoa Kỳ đang tìm cách đẩy mạnh XK các mặt hàng chế biến từ sữa, đặc biệt là phô mai sang Việt Nam.

Đồng thời, đại diện các siêu thị cũng cho biết tuy không phải là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn của người Việt nhưng ngành hàng phô mai đang có mức tăng trưởng tốt, đặc biệt là nhu cầu mua sử dụng cho trẻ em. Những sản phẩm bán chạy là loại phô mai 8 miếng, 16 miếng, phô mai lát, phô mai tươi đóng hộp...

Bức tranh phô mai ngoại đến Việt Nam ngày càng đa dạng

Cũng như theo khảo sát hiện nay các sản phẩm phô mai được bày bán tại siêu thị, cửa hàng thực phẩm với chủng loại khá phong phú, nhiều thương hiệu như Chedar, Bel, Accor... Phòng thu mua của siêu thị Big C cho biết có hơn 10 loại phô mai khác nhau đang được bày bán ở hệ thống này như phô mai sợi mịn, phô mai sợi dài, phô mai hun khói, phô mai tươi...

Chị Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết vì gia đình chị có 2 cháu nhỏ mà phô mai lại là món khoái khẩu của các cháu, nên những dịp đi siêu thị cuối tuần, chị thường phải mua tới 4 - 5 hộp loại 16 miếng cho các cháu ăn dần trong tuần. Chị Ngân cũng cho biết thêm, vì phô mai rất giàu dinh dưỡng nên đây cũng là món ăn được đông đảo bà nội trợ hiện nay lựa chọn các bé sử dụng, dù giá cả có hơi đắt.

Tiềm năng phát triển là vậy, tuy nhiên sự tham gia của các DN nội vào phân khúc này lại khá hiếm hoi. Hiện nay, chỉ Vinamilk là DN hiếm hoi trong khối nội "lấn sân" vào lĩnh vực phô mai.

Theo đại diện của công ty này, thời gian tới, Vinamilk tiếp tục đầu tư, cải tiến sản phẩm phô mai để gia tăng thị phần. Bởi phô mai của Vinamilk đang tăng trưởng tốt do hợp khẩu vị người tiêu dùng, nhất là trẻ em và đóng góp doanh thu khả quan cho công ty.

Do vậy, có thể thấy chủ yếu thị phần phô mai Việt Nam đều thuộc sự chi phối của các hãng ngoại. Với sự góp mặt của các nhãn hiệu hàng đầu thế giới trong ngành phô mai, như Fonterra Co-operative, Lactalis, Bel...

Sân chơi của các "đại gia" ngoại

Năm 2009, Fonterra Co-operative dẫn đầu với thị phần đạt khoảng 51,1% dành cho các loại phô mai tự nhiên. Tuy nhiên sau năm 2009, Bel đột phá với tổng thị phần đạt gần 70% gồm 4 nhãn hàng chính: Con Bò Cười, Kiri, Babybel và Leerdammer.

Cách đây 4 năm, khi mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, ông Antoine Fievet, Chủ tịch Tập đoàn Bel cho hay, sở dĩ Bel chọn Việt Nam để mở nhà máy sản xuất vì phô mai Con Bò Cười tiêu thụ tốt.Đó là lý do Bel đầu tư thêm 17 triệu USD để xây nhà máy mới tại Bình Dương vào đầu tháng 7/2015. Ông Chafiq Hammadi, Giám đốc Điều hành Bel Việt Nam khẳng định: "Thị trường phô mai ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nên chúng tôi quyết định đầu tư nhà máy với diện tích sàn rộng gấp 5 lần, tổng công suất sẽ nâng cao gấp 9 lần".

Với nhà máy mới này, Bel không chỉ cung cấp phô mai cho thị trường Việt Nam mà sẽ trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm này cho khu vực Đông Nam Á, trước mắt XK sản phẩm vào thị trường Philippines, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Lào, tiếp sau đó là Indonesia và Myanmar.

Ở giai đoạn 1, nhà máy mới có diện tích 17.000 m2 bắt đầu hoạt động vào quý III/2016 sẽ thay thế nhà máy hiện nay (cũng tại Bình Dương) và nâng công suất lên cao gấp 9 lần. Nhà máy mới không chỉ tập trung sản xuất dòng phô mai Con Bò Cười tại Việt Nam mà còn nghiên cứu phát triển các sản phẩm đa dạng mới trong tương lai.

Hay là đơn vị phân phối khá lâu năm nhãn hiệu phô mai President tại thị trường Việt Nam, đại diện Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan cho biết mỗi năm, công ty phân phối trên dưới 600 tấn phô với doanh thu khá ổn định. Hai năm gần đây, số lượng tiêu thụ phô mai càng tăng.

Đặc biệt, xuất hiện tại Triển lãm Food & Hotel Vietnam 2015, vào tuần cuối tháng 4, Hiệp hội XK Bơ sữa Hoa Kỳ đã giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam các nghiên cứu, các giải pháp cải tiến và ý tưởng cho công thức sản phẩm mà Ngành công nghiệp Bơ sữa Hoa Kỳ cung cấp. Những loại này bao gồm các loại phô mai quen thuộc như mozzarella, cheddar và phô mai kem đến các loại phô mai chỉ sản xuất tại Hoa Kỳ như: Montery Jack… Điều này, cho thấy bức tranh phô mai ngoại đến Việt Nam ngày càng đa dạng.

Lê Thúy

Nguồn tin: BSA/TBKD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 78

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 907512

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44275197



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach