00:48 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

ĐBSCL: Mở hướng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Chủ nhật - 09/08/2015 01:38
Ngày 07.08.2015, tại tọa đàm “Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội và vai trò của UEH”, thành phố Cần Thơ, GS TS Nguyễn Đông Phong, hiệu trưởng trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) cho biết: Nguồn nhân lực do UEH đào tạo đang phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tại ĐBSCL, UEH đã đào tạo trên 30.000 cử nhân kinh tế, trên 3.000 thạc sĩ, 20 tiến sĩ và mong muốn phối hợp với các tỉnh/thành vùng ĐBSCL thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng sau khi thu hập ý kiến, xây dựng chương trình đào tạo đặc thù cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020.
 

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM muốn liên kết đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho vùng ĐBSCL
 
“Hiện nay 23 trường đại học trong và ngoài vùng liên kết đào tạo trình độ sau đại học với các trường trong vùng. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân lớn khiến nguồn nhân lực chất lượng cao tại ĐBSCL còn thấp so với cả nước là chưa có chính sách cụ thể thu hút nhân tài, các ngành đào tạo còn mang tính lý thuyết chưa mang tính ứng dụng cao” ông Võ Thành Thống, Bí thư quận ủy Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, cựu sinh viên UEH, cho biết. Cũng theo ông Võ Thành Thống, đây là thời điểm phải tính toán tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghĩ tới hội nhập quốc tế, để làm sao giành được thắng lơi, không thể làm theo kiểu cũ vì thách thức phía trước còn rất lớn. Trong lĩnh vực kinh tế, cần quan tâm 4 trụ cột (vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và năng lực hội nhập). Ông Thống muốn UEH hỗ trợ các địa phương vùng ĐBSCL trong việc đào tạo đội ngũ giảng viên, sinh viên, đặc biệt là cán bộ quản lý khu vực công có khả năng nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy các ngành kinh tế ứng dụng, sát thực tế hơn so với chương trình học hiện nay.
 
Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho rằng, thách thức lớn hiện nay tại vùng ĐBSCL là tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, thiếu những chuyên gia đầu ngành, nhà quản trị doanh nghiệp giỏi.
 
Theo ông Võ Trọng Hữu, Vụ trưởng Vụ văn hóa - xã hội Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ĐBSCL có 17 trường đại học, 25 trường cao đẳng, bình quân khoảng 1,2 triệu dân có 1 trường đại học, quy mô đào tạo hằng năm gần 130.000 sinh viên hệ chính quy. Trong đó có 42.327 sinh viên cao đẳng, 72.516 sinh viên đại học và 4.260 học viên cao học và 232 nghiên cứu sinh.Về đội ngũ giảng viên: 42 trường cao đẳng, đại học tại vùng có trên 7.300 giảng viên cơ hữu, số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm trên 52%, nhưng cả vùng vẫn bị xem là “vùng trũng” về giáo dục – đào tạo của của nước.
 
Năm 2015, số sinh viên/10.000 dân của vùng ĐBSCL là 175 sinh viên/10.000 dân (bình quân cả nước là 277 sinh viên/10.000 dân), 5,1 bác sĩ/10.000 dân, 0,64 dược sĩ/10.000 dân (cả nước là 7,5 bác sĩ/10.000 dân và 1,6 dược sĩ/10.000 dân).
 
Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 336


Hôm nayHôm nay : 32531

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44232673



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach