11:57 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Không chỉ kỳ vọng chính sách tiền tệ

Thứ bảy - 07/04/2012 21:50
 Giảm lãi suất theo lộ trình của NHNN đề ra sẽ kích thích tăng trưởng, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí và phục hồi sản xuất.

Tuy nhiên, để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế nói chung và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn không thể chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ mà phải áp dụng tổng thể nhiều giải pháp kinh tế.

Những yếu tố trì kéo tăng trưởng

Kết thúc quý I-2012, tăng trưởng kinh tế nước ta sụt giảm so với các quý của năm trước, đặt ra thách thức lớn cho năm nay khó đảm bảo mức 6% (năm ngoái tăng trưởng 6,2%). Nếu điều này xảy ra, tình trạng thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng và suy giảm kinh tế là khó tránh khỏi.

Hiện nay có 5 yếu tố đe dọa tăng trưởng kinh tế nước ta. Thứ nhất, nhập siêu quý I chỉ đạt 300 triệu USD so với năm ngoái 3-4 tỷ USD. Cần hiểu rằng đây không phải là thành tích trong việc kiểm soát chặt chẽ nhập siêu mà thể hiện sự đình trệ sản xuất của nền kinh tế.

Thứ hai, tín dụng quý I sụt giảm hơn năm ngoái cả vốn ngắn và dài hạn, trong khi tín dụng quốc tế cũng giảm mạnh. Trong một đất nước, xuất nhập khẩu và đầu tư đều chịu tác động trực tiếp từ 2 yếu tố trên, tất yếu ảnh hưởng tăng trưởng rất lớn.

Thứ ba, sức mua của nền kinh tế giảm sút, thể hiện qua chỉ số bán lẻ giảm. Điều này xuất phát từ thu nhập người dân đang giảm xuống.

Thứ tư, số lượng phá sản của các doanh nghiệp ngày càng tăng, đến nay chưa có dấu hiệu giảm vì chi phí, lãi suất vay cao, đầu ra chưa có, tồn kho hàng hóa gia tăng dẫn đến sản xuất đình trệ, phá sản.

Thứ năm, kinh tế thế giới dù đã khá hơn trước nhưng chưa khắc phục được nhanh, vẫn còn đe dọa và sẽ tác động đến giá cả vật tư nguyên liệu, vốn đầu tư.

Ở một khía cạnh khác của nền kinh tế, tác động lớn đến tăng trưởng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay giá rẻ từ NH. Điều này có nhiều lý do: Vốn vay tín dụng cho vay ra nền kinh tế hiện nay chỉ bằng 1/2 so với trước (15-17% so với 35-38%).

Tốc độ lạm phát của nền kinh tế đang tác động đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, thay vì chỉ cần 8 đồng, doanh nghiệp phải chi 10 đồng mới đảm bảo sản xuất bình thường. Đặc biệt, khi NHNN hạn chế tăng tưởng tín dụng, các NH đã hạn chế cho vay nhằm tránh nợ xấu gia tăng, cộng với lãi suất vẫn ở mức cao, đang gây khó cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn kinh doanh.

Áp dụng tổng thể các giải pháp

Giải pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào là phải giảm lãi suất. Theo lộ trình của NHNN, từ nay đến cuối năm mỗi quý giảm 1%. Lạm phát kỳ vọng năm nay 9%, lãi suất tiền gửi khoảng 11%, tức vẫn còn dương 2% cho người dân gửi tiền. Như vậy các NHTM có thể kéo giảm lãi suất cho vay xuống 13-14%/năm.

Ngoài biện pháp kinh tế, biện pháp quản lý của NHNN cũng phải được nâng lên. Nếu như hiện nay lãi suất tiền gửi 13%/năm là hợp lý, các NHTM phải chấp hành nghiêm để có lãi suất cho vay ra ở mức 16-17%/năm.

Theo đó, NHNN cần mạnh tay xử phạt những NHTM vi phạm trần lãi suất huy động. Còn nếu tính toán từng thời điểm mức lãi suất chưa hợp lý thì điều chỉnh, nhưng quan trọng nhất là bỏ trần lãi suất tiền gửi để các NH tự cân đối đầu vào, đầu ra thỏa thuận với khách hàng.

Cuối cùng, nếu khi bỏ trần lãi suất tiền gửi không giải quyết được, NHNN chỉ nên khống chế trần cho vay chứ không phải khống chế trần tiền gửi để giúp doanh nghiệp vay được mức lãi suất hợp lý, hạn chế các NHTM lợi dụng lãi suất thỏa thuận để cho vay quá cao.

Bên cạnh đó, phải hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết lượng hàng tồn kho, tức phải đẩy mạnh sức mua của người dâân. Theo tôi có 3 giải pháp để tăng sức mua của dân: Thứ nhất, tháng 5 tới sẽ tăng lương cho CBCNV cũng sẽ giúp tăng sức mua.

Thứ hai, kêu gọi tất cả cơ quan, doanh nghiệp phải có phương án giảm chi phí để giảm giá thành hàng hóa, khi giá rẻ hơn người dân mới mạnh dạn mua sắm.

Thứ ba, các loại phí, thuế phải được tính lại phù hợp với mặt bằng thu nhập của xã hội. Riêng đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần những có những bước đột phá.

Bởi có một thực tế là những doanh nghiệp đang khó khăn, đình trệ, không có thu nhập thì dù có được giảm, hoãn thuế cũng không có ý nghĩa. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ nên miễn thuế 30-50% cho những doanh nghiệp trên.

Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên cũng chỉ mang tính chất tình thế. Riêng chính sách tiền tệ không thể giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại của nền kinh tế. Nếu chỉ vội vàng cắt giảm lãi suất, không cẩn thận sẽ có tác dụng ngược lại nền kinh tế.

Vì vậy, cần phải áp dụng tổng thể các giải pháp khác như giải pháp tài khóa, thương mại, đầu tư, cán cân thương mại và phải xử lý công bằng, công khai minh bạch, kể cả phải cắt giảm thủ tục hành chính. Về dài hạn phải giải quyết các vấn đề như thay đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi cơ cấu đầu tư, hoàn chỉnh hệ thống thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng.

Những việc gì làm trong năm nay là phải có giải pháp dài hạn để những giải pháp tình thế không bị cắt quãng, không quay lại vòng xoáy cũ: Phải giải quyết cơ cấu kinh tế, triệt căn lạm phát thì 10 năm sau mới không phải loay hoay giải quyết cơ cấu, lạm phát. Vì vậy, để nền kinh tế phát triển mang tính bền vững hơn, phải giải quyết tình thế cộng với kế hoạch trung, dài hạn.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, Thành viên Hội đồng Độc lập DongA Bank

Nguồn tin: ĐTCK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 62540

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 894997

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44262682



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach