15:11 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Phát triển sản phẩm chủ lực tại ĐBSCL: Cần đặt trong mối tương quan liên kết vùng

Thứ sáu - 13/03/2015 07:58
Đề án "Liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề lao động nông thôn" (gọi tắt là Đề án) do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì đã khởi động từ năm 2007. Tuy nhiên, do chưa đạt được sự thống nhất chung giữa các bộ, ngành và các địa phương trong vùng ĐBSCL, đến nay Đề án này vẫn chưa hoàn chỉnh. Mới đây, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ có buổi làm việc với các viện, trường bàn giải pháp khẩn trương hoàn thiện Đề án sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền Nam xây dựng và thực hiện. Mục tiêu nhằm phát triển bền vững các ngành hàng nông nghiệp chủ lực ở ĐBSCL thông qua liên kết vùng với sự tham gia của "4 nhà". Kết quả dự án sẽ là nền tảng khoa học và thực tiễn vững chắc để hình thành cơ chế, tổ chức và đề ra chính sách cải tiến năng lực cạnh tranh ngành hàng chủ lực. Đồng thời, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xây dựng nông thôn mới. Đề án bao gồm 5 dự án: phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; phát triển sản xuất và tiêu thụ trái cây; hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ cá tra, tôm; liên kết đào tạo nghề nông thôn và nghề phi nông nghiệp theo yêu cầu địa phương; cơ chế và chính sách thực hiện.

Liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề lao động nông thôn là nhu cầu bức thiết để nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL phát triển nhanh, vững chắc hơn.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết: "Đề án trải qua 7 năm thực hiện, điều chỉnh và trình các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, cho ý kiến. Tín hiệu vui là đầu tháng 2-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh các vấn đề về Đề án. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ cần phải thực hiện ngay trong năm nay là trình Chính phủ phê duyệt Đề án". Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án trên phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính sách của Nhà nước  về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời thống nhất với quy hoạch  phát triển sản xuất, chế biến  và tiêu thụ nông sản  chủ lực vùng ĐBSCL đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trước đó. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất Đề án nên tập trung vào việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ở lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch; biên soạn quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; thực hiện đăng ký bản quyền và sở hữu trí tuệ; đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm...

Tại cuộc họp, nhiều vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện Đề án đã được đặt ra. Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, về cây lúa, Đề án tập trung vào yếu tố tổ chức sản xuất nhằm giảm giá thành sản xuất đến mức thấp nhất nhưng vẫn có thể nâng được giá trị lúa gạo. Đặc biệt, ở mỗi vùng sinh thái khác nhau cần ưu tiên trồng một loại giống lúa nhất định. Đây là hướng để hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn để doanh nghiệp thuận tiện đầu tư và tìm đến thu mua. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất này, bên cạnh việc lai tạo các giống lúa phù hợp, Viện lúa ĐBSCL tiếp tục chuyển giao gói kỹ thuật thâm canh tổng hợp "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm" cho bà con nông dân áp dụng". Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề đặt ra hiện nay đối với vùng ĐBSCL là muốn phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái nhất thiết phải đặt trong mối tương quan liên kết vùng, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa nông dân với nông dân. Có như vậy mới có thể gia tăng giá trị nông sản, đảm bảo đầu ra ổn định, từng bước cải thiện thu nhập cho người nông dân, thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL…

Theo ông Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương hiện nay thực hiện theo từng cụm, từng địa phương riêng lẻ như "cái áo vá". Vì thế, rất cần có sự liên kết phát triển có tính chiến lược, phù hợp điều kiện thực tế của toàn vùng để đạt hiệu quả cao hơn. Đề án liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề cho nông dân vùng ĐBSCL trước hết phải đáp ứng các mục tiêu thị trường. Đồng thời đề xuất các giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng lực dạy nghề cho nông dân và việc triển khai thực hiện phải được tiến hành bài bản, đồng bộ. Một số ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc sản xuất và tiêu thụ cá tra gặp nhiều khó khăn là do nông dân nuôi nhỏ lẻ, các tỉnh không liên kết, cạnh tranh nội bộ lẫn nhau. Người nuôi tôm cũng lao đao do thiếu kiến thức về chọn giống, cách xử lý nguồn nước, thông tin thị trường... làm cho dịch bệnh tấn công, đầu ra gặp khó. Vì vậy, Đề án phải có những đổi mới trong công tác đào tạo nghề, nâng cao kiến thức cho lao động nông thôn.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhất trí với các ý kiến đề xuất từ các viện, trường. Đồng thời nhấn mạnh, Đề án tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu và thế mạnh của vùng ĐBSCL nên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của vùng. Vì vậy, các viện trường cần đánh giá đúng, sát thực tình hình để đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản, hạn chế thấp nhất rủi ro, đem lại thu nhập cao nhất cho nông dân. Bên cạnh các giải pháp trước mắt, các viện trường cần có tầm nhìn dài hạn để đón đầu sự phát triển trong tương lai, đặc biệt là ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

Bài, ảnh: MỸ THANH

Nguồn tin: Báo Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 101

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 984557

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44352242



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach