02:37 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Doanh nhân trẻ ở miền Tây tìm cách vượt lên

Thứ tư - 13/01/2016 07:31
Thế hệ doanh nhân trẻ ở miền Tây tự hiểu rằng theo đuổi sáng tạo thì họ phải dựa vào nhau, hợp lực, dắt díu nhau đi với hy vọng đừng bị cách bứt quá xa với cục diện, thậm chí phải bứt phá để vượt lên.
 
Nhiều âu lo

Ông Nguyễn Trường Chinh, giám đốc công ty TNHH chế biến thực phẩm Năm Thuỵ, cũng là người dẫn dắt câu lạc bộ (CLB) Đặc sản Trà Vinh, nói: CLB đặc sản làng nghề rất cần đổi mới về kỹ thuật để nâng cao năng suất, đổi mới hình thức sản phẩm, kéo các sản phẩm của CLB đặc sản lên mức tương đồng về hình thức để việc liên kết bán theo chuỗi cửa hàng riêng thuận lợi hơn.




Nhà thiết kế Nguyễn Tri  Phương Đông, người vừa đoạt giải American Graphic Design Award( lần thứ hai) và vợ chồng Phục - Nguyên.
Ảnh: Ngọc Bích


Ông Thái Quốc Huy, giám đốc công ty Thảo Hương ở Châu Đốc, tỉnh An Giang, nóng ruột trước cảnh bà con Khmer bắc thang tre, ngày hai lượt leo lên leo xuống để có nước thốt nốt làm đường, đã làm ra nhiều loại sản phẩm từ nước thốt nốt (đường táng, đường cục, đường cát và nước màu) thậm chí làm cá chà bông để cân đối nguồn thu, giữ giá mua nước thốt nốt. Mọi thứ có vẻ thuận lợi, nhưng bài toán khó trong cộng đồng vẫn còn đó khi vỏ cây sến, loại vỏ cây làm nước thốt nốt ngưng chuyển hoá lên men chua ngày càng ít đi và không ít người nghĩ tới hoá chất tẩy đường. Huy xem đó là thách thức lớn mà ông phải vượt qua trong năm mới.
 
Theo ông, năm 2016 đầy lo âu! Hỏi thăm các doanh nghiệp, có người tăng doanh thu, người tăng không đáng kể trong năm vừa qua. Doanh thu cao chưa chắc lời cao. Trong khi đó, năm 2016, nếu một cơ sở muốn nâng lên thành công ty thì mọi chi phí đều tăng do tiêu chuẩn, điều khoản lao động, bảo hiểm xã hội, mỗi thứ một chút thành con số lớn.
 
Công ty Thảo Hương theo đuổi việc đổi mới công nghệ trong mấy năm qua và xem việc cập nhật thay đổi là cách sống còn. “Biết tình thế thay đổi để tự điều chỉnh”, ông Huy nói tiếp: “Hàng các nước vào, họ có những chuẩn mực và Thảo Hương cũng phải vậy. Trước mắt phải làm cho xong HAACP, nhà xưởng mới đáp ứng 80%, làm chút nữa sẽ đạt. Chứng nhận là vô hình, nhưng chỉ riêng tiền tư vấn 90 triệu đồng là có thật. Chưa kể phải đào tạo con người phù hợp quản trị gắn với chuẩn HAACP. Đã đầu tư vào nhà xưởng nhiều, công nhân có nguồn thu ổn định, tạo được chuỗi cung ứng nên dù có khó khăn đến đâu vẫn phải tiếp tục”. Ông Huy cũng cho biết chuỗi cung ứng với (24 nông dân) làm theo hướng sạch (để sến cây vào thốt nốt) cam kết không dùng hoá chất là một bước tiến.
 
“Nghe nói ở Myanmar, vùng giáp Thái Lan người ta có cách lấy nước từ trên ngọn chuyển tới gốc, năng suất tốt, hiệu quả hơn chứ không trèo lên trèo xuống ngày hai lần như mình. Bây giờ tiếp tục suy nghĩ để thay đổi cách khai thác. Nhưng chưa đi tới đó, chưa thấy nên chưa dám làm thử”, ông Huy thú thiệt.
 
Đốt lên ngọn lửa
 
Trần Thế Phục, 35 tuổi, tốt nghiệp khoa Kinh tế, trường đại học Cần Thơ, từng khởi nghiệp từ chuỗi cửa hàng Rễ tranh.com, quán Chợt nhớ và Handmade Quyên N – tích hợp những hoạt động sáng tạo handmade, bán món ăn điền dã và CLB Thư pháp.
 
Mong muốn trong năm 2016 của đôi vợ chồng Phục – Quyên là ra mắt siêu thị mini bán hàng handmade art, tự động hoá 90% hệ thống vận hành Quyên N, bổ sung được thực đơn Plant Based Health vào Bếp Quyên N, tổ chức được ba sự kiện lớn tại Quyên N, có được chuyến du lịch cùng gia đình lớn, chuyên tâm lo gia đình nhỏ khi “một công chúa” vừa chào đời hơn một tháng tuổi.
 
“Chưa hài lòng vì chưa nghiên cứu được thấu đáo về y học cổ truyền và sức khoẻ, chưa làm được những điều mong muốn trên con đường này cho gia đình, người thân và cộng đồng”, Phục chia sẻ.


Phục quan niệm: hội nhập để học hỏi, cải thiện mình nhưng đừng đợi tới giờ G! Hãy luôn thách thức bản thân mình và là động lực cho nhiều người khác! Không nên đợi đến năm mới, hàng ngày phải sáng tạo, hàng giờ phải sáng tạo.
 
Vợ chồng Phục – Quyên tiếp tục làm ra nhiều loại sản phẩm mỹ thuật từ nguyên liệu đồng quê. Một cành cây khô, những chiếc giỏ bàng, những ve chai bị vứt ở đâu đó vẫn có thể trở thành những vật trang trí đầy cá tính. Phục đã tới cánh đồng cỏ bàng ở Phú Mỹ, Giang Thành, Kiên Giang nơi bảo tồn cỏ bàng, cạy cục mở một xưởng chuyên cắt xẻ, cưa gọt, những miếng gỗ vườn làm thành tặng vật biết nói.
 
Phục tốt nghiệp quản trị kinh doanh, Quyên chuyên ngành mỹ thuật, cả hai nói rằng sự “nhiễm chéo” khiến Phục yêu thích nghệ thuật hơn và Quyên nhiễm cách tính mang lợi ích tới cộng đồng nhiều hơn ở Phục. Không gian sáng tạo của họ bắt đầu thu hút nhiều người tới, sáng thứ bảy, chủ nhật Quyên N hầu như không còn chỗ ngồi.
 
Nhà thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông khi tới quán Quyên N, thưởng thức món nhà quê giữa không gian tràn ngập những hình ảnh sáng tạo từ chất liệu đồng quê đã khích lệ Phục – Quyên rất nhiều.
 
Những du khách nước ngoài bắt đầu biết tới Quyên N, một số đã gia nhập nhóm học thư pháp. Quyên N chia nhỏ không gian sáng tạo thành những khu chức năng và tất cả vận hành một cách êm thấm. Có vẻ không gian ấy trở nên chật hẹp khi Phục muốn tổ chức những buổi họp mặt nói chuyện theo chuyên đề về thư pháp, cốt cách hào sảng của dân miền Tây, món ngon điền dã…
 
BS Võ Quốc Toàn, 64 tuổi, dành thời gian dài để chăm sóc CLB Thư pháp, thực sự cần một không gian sáng tạo, nhẹ nhàng và dễ chia sẻ. Phục dành hẳn một sàn gỗ 40 – 50m2, tạo khung cảnh phù hợp cho CLB Thư pháp hơn sáu tháng nay.
                                                                                      
  Hoàng Lan
theo tiepthithegioi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 103


Hôm nayHôm nay : 25966

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 923306

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44290991



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach