02:53 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp: việc phải làm cả đời

Thứ ba - 10/05/2016 22:34
Sở Tư pháp TP.HCM vừa tổ chức tổng kết chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2011 – 2015. Năm năm, thành tích liệt kê khá là đồ sộ nhưng để mang lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp, còn biết bao nhiêu việc phải làm và nhất là phải… chuyển!
 
Một số trở ngại mang tính “kỹ thuật” như  khoản 6, điều 10, nghị định 66/2008 không cho giải đáp pháp luật các vấn đề cụ thể, trong khi đó mới là yêu cầu chính của doanh nghiệp hiện tại; hay các trang mạng của cơ quan nhà nước chậm rề rề, chỉ đăng cái cơ quan nhà nước muốn chớ không có cái doanh nghiệp cần v.v. được nêu ra. Đó cũng là những nguyên nhân khiến cho việc hỗ trợ pháp lý bị hạn chế, nhưng nếu muốn sẽ  không khó để giải quyết. Phần khó nhất – ngay cả muốn cũng chưa chắc giải quyết được với từng cá nhân riêng lẻ, đó là thay đổi căn bản cách thức tổ chức và chuyển biến về nhận thức, ở cả hai phía.





Hình minh họa
Nguồn: Internet


Về phía các đơn vị tổ chức tư vấn, nhiều ý kiến đã thẳng thắn chỉ ra là cách làm của nhiều cơ quan nhà nước, các địa phương, là “dội” từ trên xuống, thường tổ chức các buổi báo cáo khi có văn bản mới, phần trình bày chỉ nói về nguyên tắc chung, không đi vào cụ thể, trong khi thực tế bó tay doanh nghiệp lại muôn màu muôn vẻ, không biết đâu mà lần. Lẽ ra phải khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, chọn đề tài từ thực tiễn cuộc sống, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm…
 
Về phía “người thụ hưởng”, có thể kể rất nhiều rào cản. Trước hết là sự thụ động. Bà Cao Thị Phi Vân, trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố (ITPC) cho biết  khi luật Thuế mới  áp dụng, một ngày bên bà trả lời không biết bao nhiêu câu hỏi của doanh nghiệp “thu nhập bao nhiêu thì phải chịu thuế?”, trong khi chỉ cần đọc thông tư là có ngay thông tin.
 
Kế đến là doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh, khi đụng chuyện  mới tìm đến luật sư, có khi đã quá muộn! Mặc dù thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã “tiến bộ” hơn, có người chuyên trách pháp lý nhưng vẫn còn tình trạng chỉ tìm hiểu luật  khi chuyện đã rồi. Một cán bộ hiệp hội Doanh nghiệp thành phố kể trường hợp doanh nghiệp đến trung tâm tư vấn pháp luật của hiệp hội nhờ tư vấn. Doanh nghiệp này ký hợp đồng tiền tỉ mà chỉ sơ sài một trang A4.
 
Ngoài ra, còn có thể kể tâm lý cho rằng các buổi tư vấn miễn phí  là không chất lượng nên chỉ đi dự cho có. Tuy nhiên, tất cả những rào cản nêu trên vẫn chưa là gì so với một trở ngại bao trùm: hệ thống văn bản pháp luật như một cánh rừng lộn xộn, mà ngay cả những luật gia, luật sư ít kinh nghiệm cũng còn “lạc lối” huống chi dân ngoại đạo. Tình trạng  luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư, thông tư lại quy định thêm điều không có trong luật, văn bản này đá văn bản kia… là chuyện đã bị kêu rêu rất nhiều rồi. Để có thể tư vấn tốt trong thực trạng như vậy, cần thật nhiều “thầy luật” giỏi, và việc này thì lại đòi hỏi một quá trình lâu dài và nhiều điều kiện  khác…  
 
Do đó, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chẳng ph ải chỉ cần một kế hoạch năm năm tiếp theo, tới 2020 mà là “việc làm cả đời”. “Cả đời” ở đây nếu  hiểu theo nghĩa việc làm bền vững, song hành lâu dài cùng doanh nghiệp thì tốt quá, chỉ e rằng  đó là “làm hoài không tới đích”, nếu những tình trạng nêu trên không được tích cực cải thiện.
 
             Thanh Nhẫn
theo tiepthithegioi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 37499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 869956

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44237641



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach