Tuy nhiên, thời gian qua công ty vẫn phát hiện sản phẩm bị làm giả, làm nhái trên thị trường, vi phạm nghiêm trọng quyền SHTT, đồng thời gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Bản thân từng DN phải ý thức về SHTT |
Tương tự, nhiều thương hiệu có uy tín khác như nón bảo hiểm Asia, áo sơ mi Việt Tiến, balo, túi xách Hami, phân bón Bình Điền... thời gian qua cũng rất đau đầu, vất vả với công tác chống hàng gian, hàng giả để bảo vệ quyền SHTT của DN mình.
Bên cạnh các DN việc có ý thức, trách nhiệm với chính đứa con đẻ, sản phẩm trí tuệ của DN mình, thì lại có không ít DN lại tỏ ra khá thờ ơ, thậm chí không quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền SHTT.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong số gần 10.000 nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có khoảng 20% các sản phẩm, thương hiệu của Việt Nam. Điều này cho thấy, các DN trong nước chưa thực sự quan tâm một cách đúng mức đến vấn đề này.
Theo LS. Lê Xuân Lộc, Công ty Luật T&G Law Firm LLC, việc thực thi quyền SHTT tại Việt Nam vẫn còn là trở ngại đối với các DN khi xảy ra tranh chấp do hệ thống, quy định luật pháp về vấn đề này còn lỏng lẻo, chưa tạo niềm tin và chỗ dựa cho phía bị xâm hại quyền SHTT. Cụ thể, khi sự việc xảy ra, trước tiên DN thường sử dụng biện pháp tự bảo vệ mình là chính, có nghĩa là DN sẽ thông báo cho bên vi phạm về quyền SHTT của DN đang bị xâm hại và đặt ra thời hạn để chấm dứt hành vi vi phạm cũng như khắc phục hậu quả.
Khi bên vi phạm không chịu chấm dứt, DN mới sử dụng biện pháp hành chính, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt bằng tiền. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn, mới áp dụng biện pháp dân sự thông qua chế tài như buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, bồi thường thiệt hại...
Hiện nay, mặc dù nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm gây thiệt hại nặng nề cho DN nhưng rất ít khi bị xử phạt bằng các biện pháp hình sự mang tính răn đe cao.
Ông Vũ Xuân Bính, Phòng Quản lý hàng giả, Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, 6 tháng đầu năm 2016 riêng Cục QLTT đã phát hiện 925 vụ giả mạo nhãn hiệu, bao bì, giá trị hàng vi phạm lên đến hơn 4,5 tỷ đồng, vi phạm về tem, nhãn bao bì hàng hóa với 222 vụ, trị giá vi phạm gần 5,4 tỷ đồng, vi phạm về xâm phạm quyền SHTT với số vụ 195 vụ, trị giá hàng vi phạm hơn 1,6 tỷ đồng... tuy nhiên, đây mới chỉ là “phần nổi của tàng băng chìm”.
Ngoài Cục QLTT, cơ quan thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã phát hiện và xử phạt rất nhiều vụ vi phạm kiểu dáng thiết kế công nghiệp, hay Cục Hải quan cũng cho thấy tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng gian, hàng giả cũng ngày càng phức tạp.
Bàn về vấn đề này, một chuyên gia cho rằng, vấn đề thực thi quyền SHTT thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, nhưng trước khi quyền này được thực thi một cách đầy đủ thì trước tiên các DN cần phải ý thức về quyền lợi của mình bằng cách đăng ký, bảo hộ các giá trị, tài sản SHTT của DN mình, coi đó như là vấn đề cốt yếu, sự sống còn của các DN.
Nguồn tin: TBNH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 55
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 54
Hôm nay : 10476
Tháng hiện tại : 496238
Tổng lượt truy cập : 49914872