13:49 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Doanh nghiệp dệt may cần gì từ nhà nước? - Liều thuốc hồi sinh

Thứ tư - 13/04/2016 22:26
Các doanh nghiệp dệt may khu vực sông Hậu đã chính thức đề nghị: “Nhà nước cần cho liều thuốc hồi sinh” khi tiếp xúc với Hội đồng tiền lương Quốc gia tại thành phố Cần Thơ, ngày 08/4/2016.
 
Ông Nguyễn Thái Hùng, thay mặt Chi Hội dệt may Sông Hậu cho biết thêm: các DN may mặc ở miền Tây đều gia công hoặc “gia công lại gia công”, đơn hàng qua 2-3 trung gian mới tới các DN, nhưng chủ yếu là đơn hàng nhỏ. Để giữ người lao động, hơn ai hết các ông chủ (giám đốc) công ty phải tìm đủ mọi cách, đồng thời chịu áp lực từ các cổ đông nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Công nhân làm việc, họ đóng bảo hiểm như mọi người nhưng thực tế, phúc lợi xã hội họ nhận được lại không tương xứng (con cái đi học do không có hộ khẩu ở thành phố thì không có chỗ, y tế, chăm sóc sức khỏe,…). 


Để có năng suất cao và tránh áp lực tiền lương, các DN phải tự động hóa dù lợi nhuận không có để tái đầu tư. Ông Hùng dẫn chứng, công ty May Tây Đô đã 3 năm nay không chia lãi cổ đông để dành tiền mua trang thiết bị; Công ty may Meko những năm trước chia lãi hệ số 3 tới 4 (từ 3-4 tháng lương), nhưng năm 2015 chỉ còn 1.
 


Lao động làm việc tại công ty may Tây Đô
Ảnh: Ngọc Bích


Ông Tô Văn An, Phó giám đốc Công ty may Meko cho biết: Công ty may Meko gia công hàng may mặc xuất khẩu, có 3.150 lao động, tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận  những năm gần đây đều năm sau giảm hơn năm trước do: Lương tối thiểu tăng hàng năm bình quân 20%/năm trong khi năng suất lao động chỉ tăng 3%/năm, giá gia công do cạnh tranh thị trường không thể tăng được. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 là 316 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ có 7,6 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2016 đạt kết quả 321 tỷ đồng nhưng lương tối thiểu lại tăng 12,4% kéo theo các khoản BHXH, BHYT, BHTN,… công ty không còn lợi nhuận để tái đầu tư, trang bị thêm máy móc thiết bị mới.
 
Người lao động trong ngành dệt may ở miền Tây là dân nghèo ở nông thôn ra làm việc, họ chỉ mong thu nhập hàng tháng đủ trang trải gia đình, trong khi thu nhập thời điểm hiện tại sau khi đóng bảo hiểm vẫn chưa đủ sống, nếu lương tối thiểu tiếp tục tăng và bắt buộc phải đóng theo các khoản thu nhập thực tế (đến năm 2018) dẫn đến thu nhập người lao động tiếp tục giảm. “Tăng lương tối thiểu phải song hành cùng tăng năng suất lao động và phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đình Ngộ, giám đốc Công ty may Việt Thành cho rằng hầu hết doanh nghiệp may mặc chỉ gia công cho các công ty, tập đoàn lớn, doanh nghiệp và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng 32,5% (doanh nghiệp đóng 22%, người lao động đóng 10,5%), quy định chỉ cho phép làm ngoài giờ tối đa không quá 300 giờ/năm, một số thời gian cao điểm hay những lao động làm giỏi, muốn tăng ca để kiếm thêm thu nhập cũng khó.
 
Theo tính toán của ông Nguyễn Hậu Giang, công ty may Tây Đô: Năm 2015, cả doanh thu kinh doanh và sản xuất của công ty được 186 tỷ, nhưng lợi nhuận sau khi trừ các khoản chỉ còn 7,8 tỷ đồng. Dự kiến năm 2016 chỉ còn 4,9 tỷ đồng nếu doanh thu đạt 201 tỷ đồng. Tổng số lao động của công ty là 1.663 lao động, số lao động nữ chiếm tới 80%. Lao động dịch chuyển, ra vào khiến công ty mất người có tay nghề, tốn chi phí đào tạo, trong khi các khoản bảo hiểm thì vẫn phải đóng như nhau. Chi phí đầu tư cao, yếu tố thị trường, cộng nhiều khoản khác tăng lên khiến công ty không thể đặt chiến lược trong dài hạn được vì không tính toán được hết các tình huống xảy ra.
 
Trên thực tế, lao động chỉ quan tâm số tiền thực nhận (bao gồm lương cứng và lương mềm), trong năm 2016 tiền lương bình quân của người lao động công ty may Tây Đô là 6 triệu đồng/lao động/tháng. Năng suất lao động của công nhân ở ĐBSCL thấp hơn so với khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương do khu vực đó dân nhập cư nhiều, công nhân ở ĐBSCL phần đông có vườn, rộng, nhà ở gần nên họ có tâm lý ỷ lại, tính kỷ luật không cao, đồng thời, suất đầu tư tại ĐBSCL cao hơn so với các vùng khác, các công ty FDI họ có công ty mẹ ở nước ngoài, còn chuyển giá được, trong khi nguồn nguyên liệu dệt may cho đến nay Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nước ngoài quá nhiều.
 
Ông Thái Hùng đề xuất: 1/ Mạnh dạn bỏ phí công đoàn mà DN đang gánh 2%, còn nếu không thì phần chăm lo cho người lao động hãy để tự bản thân DN lo chứ không thể giữ 65% cho công đoàn cơ sở, nộp 35% còn lại cho công đoàn cấp trên nữa; 2/Nhà nước quan tâm tới chính sách đào tạo nghề; 3/ Luật lao động: xem xét điều chỉnh thời gian làm việc ngoài giờ lên 400-550 giờ/năm; 4/ Việc tăng lương, mức đóng bảo hiểm xã hội theo mặt bằng của các nước trong khu vực và tùy vào tình hình thực tế của DN. “Làm doanh nghiệp hiện nay khổ trăm bề, tôi mạnh dạn đề xuất những điểm trên để cởi trói, cho doanh nghiệp 1 liều thuốc hồi sinh, tái đầu tư.” Ông Hùng nói.
 
Ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia chia sẻ những khó khăn của DN và đồng tình là DN đang gặp nhiều thách thức. Tăng lương tối thiểu là xu thế toàn cầu, thuộc về chính sách vĩ mô, nhưng cũng cần xét tới tình hình thực tế mà điều chỉnh vừa phải. Khu vực miền Tây hiện không còn là mảnh đất trù phú, đi về vùng nông thôn thấy người dân nghèo còn rất nhiều. Nếu tăng lương không xét kỹ tới sức khỏe DN thì chính sách sẽ không ổn định. Làm thế nào để đảm bảo cuộc sống người lao động và DN đang là bài toán khó cho nhà quản lý. Cả nước có 54 triệu người trong độ tuổi lao động nhưng chưa tới 20% số người tham gia BHXH, về lâu dài cần có cách thay đổi suy nghĩ về phúc lợi, lo cho mai sau.
 
Ngọc Bích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 140

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 940842

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44308527



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach