23:00 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

ĐBSCL sau đại hạn mặn: Khi nguồn nước không còn là vô hạn

Thứ hai - 25/04/2016 04:59

Đừng coi thiên tại, hạn mặn hiện nay là kẻ thù mà hãy coi nó đối xử với nó như một người bạn, nhờ người bạn đó mà chúng ta thức tỉnh, nhìn nhận những sai lầm trong quy hoạch, sản xuất nông nghiệp.


Tổn thất không thể bù đắp

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất bị thiệt hại bởi tình trạng khí hậu biến đổi khôn lường từ thập kỷ vừa qua.

Và, việc xây dựng thủy điện trên sông Mekong đã làm suy giảm nghiêm trọng lượng phù sa và gần như vĩnh viễn và không khôi phục được phần lớn hệ sinh thái đất ngập nước và tính đa dạng sinh học ở ĐBSCL.

Riêng tổn thất nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL tương đương 1 tỷ USD/năm do hệ thống đập thủy điện này.

Đất, nước, khí hậu là ba yếu tố nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và sản xuất ở ĐBSCL.

Năm nay, mực nước ở ĐBSCL rất thấp, chỉ bằng 65-70% so với những năm trước, xâm ngập mặn về sớm hơn, sâu hơn.

PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu – trường đại học Cần Thơ cảnh báo, vùng ĐBSCL phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước của sông Mekong, khi các đập thủy điện được xây dựng làm thay đổi về chế độ dòng chảy về mùa khô, mùa mưa cũng như làm giảm đi lượng phù sa của vùng ĐBSCL, gây thiệt hại rất đến nguồn thủy sản ở ĐBSCL.

Vùng ĐBSCL có 2 trụ cột kinh tế lớn là sản xuất kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, sự thay đổi đó làm cho hệ sinh thái vùng ĐBSCL thay đổi về lượng phù sa, dòng chảy sẽ tác động tới nguồn lợi về nông nghiệp và thủy sản vùng ĐBSCL, làm cho sinh kế người dân vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn và gây ra những tác hại dây chuyền khác từ tổn thất về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong các nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường, yếu tố gây hại của thủy điện là không thể phục hồi.

Hai thách thức của ĐBSCL

GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, chuyên gia cao cấp của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia, chỉ ra hai thách thức lớn mà ĐBSCL đang đương đầu: thách thức toàn cầu – khu vực và thách thức từ chính hiện trạng của vùng đồng bằng này ở hai mặt:  biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa – hội nhập kinh tế.

Nhìn từ góc độ khu vực, thách thức lớn nhất chính là việc khai thác tài nguyên nước từ thượng nguồn gây hại tới châu thổ.

Còn nhìn từ bên trong ĐBSCL, thách thức tại chỗ là do thiếu hụt cơ chế liên kết vùng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, điều đã được nói đến nhiều nhưng chưa làm được bao nhiêu.

GS Trân lo lắng nói những thách thức này không tác động riêng lẻ cùng tác động lên nhau, làm hậu quả nặng nề hơn.

Vị thế của ĐBSCL được xác lập bởi nhiều con số lớn: chiếm hơn 19% dân số cả nước, chiếm 13% diện tích cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%).

Chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng.

Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu của cả nước… đang đối diện thực tế: Thu nhập bình quân đầu người chỉ 40,2 triệu đồng/ người/năm (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).

Cái nghèo khó của ĐBSCL đã được chỉ ra từ lâu, nhưng chưa có cách khắc phục.

Nguồn nước không còn là vô hạn

Việc Trung Quốc xả đập, thực tế nước về  ĐBSCL không có bao nhiêu.

GS TS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ cho rằng, đến lúc người dân ĐBSCL phải nghĩ tới chuyện sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Theo ông, không cần phải lo ngại về tình trạng nước mặn từ biển xâm nhập vào sâu trong đất liền. Ngược lại, đây là cơ hội ngàn vàng để thay đổi lại nền sản xuất nông nghiệp.

Đừng coi thiên tại, hạn mặn hiện nay là kẻ thù mà hãy coi nó đối xử với nó như một người bạn, nhờ người bạn đó mà chúng ta thức tỉnh, nhìn nhận những sai lầm trong quy hoạch, sản xuất nông nghiệp, từ đó mà thay đổi.

Hình thành những vùng ngọt trồng lúa, cây ăn trái ; Vùng mặn lợ thì làm lúa – tôm; vùng mặn thì nuôi cua, tôm, cá…

Coi lại cách quy hoạch thủy lợi, đầu tư cho thủy lợi nuôi tôm, cá chứ không thể chỉ có lúa mà không nghĩ tới những ngành khác.

So 6 nước ven bờ sông Mekong, Việt Nam có lợi thế mà các nước còn lại không có là nguồn nước mặn, sao không tận dụng để nuôi tôm, cua, cá,… mà phải giữ lúa?

Thời gian qua, các công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho canh tác lúa, trong khi sản lượng lớn, xuất khẩu nhiều nhưng người dân ĐBSCL cũng không khá lên nổi?

Dung hòa lợi ích để bảo vệ sông Mekong

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, cho rằng chung sống hòa bình, bảo đảm lợi ích các bên cần cơ chế linh hoạt, thỏa thuận và làm thế nào để Trung Quốc cùng tham gia, cùng trao đổi trên những cơ sở nhận thức, nghiên cứu toàn diện, có nguyên tắc.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định Mekong là vấn đề khu vực và toàn cầu. Có thể thấy biện pháp dù đúng ở thời điểm nào đó trong quá khứ cũng có thể thành lỗi thời so với thời gian và hội nhập.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, các giải pháp về nguồn nước sông Mekong đã lỗi thời. Hơn ai hết cần dung hòa lợi ích giữa các bên để bảo vệ sông Mekong.

“Thật tiếc là Ủy hội sông Mekong Việt Nam không tham dự, nhưng những ý kiến sẽ tổng hợp để gởi cho Ủy hội và các tổ chức phi chính phủ… Sắp tới sẽ tổ chức một hội thảo tương tự tại Lào”, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết.

Hội thảo “Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong”  do Quỹ Hòa bình và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Giáo dục Trí Việt và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp tổ chức, từ 22-23/4/2015, tại TP Cần Thơ, đã thu hút các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đến từ Na Uy, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, Lào, Campuchia; đại diện các tổ chức nhà nước, xã hội, tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương; đại diện các viện-trung tâm nghiên cứu, trường đại học…

Ông Iain Menzies, đại diện World Bank (WB) cho biết WB dự định cung cấp một khoản vay ưu đãi trị giá 300 triệu USD vào giữa năm 2016 cho dự án Ứng phó với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững ở ĐBSCL.

WB cũng đang tài trợ cho TP Cần Thơ dự án Phục hồi và phát triển đô thị Cần Thơ (vừa được phê duyệt) trị giá 250 triệu USD nhằm giảm thiểu nguy cơ lũ lụt tại trung tâm thành phố và nâng cao năng lực chính quyền các cấp trong quản lý rủi ro thiên tai.

Riêng vấn đề sử dụng nguồn nước sông Mekong ở các quốc gia thuộc Ủy hội Sông Mekong (MRC), WB sẽ tiếp tục tài trợ “Chương trình quản lý tài nguyên nước tổng hợp” trị giá 66 triệu USD, bao gồm 18 triệu USD cho Lào, 25 triệu USD cho Việt Nam, 15 triệu USD cho Campuchia và 8 triệu USD cho MRC.

Mục tiêu của chương trình giúp chính phủ 3 nước này gia tăng khả năng quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước ở mỗi nước và tham gia quản lý lưu vực sông Mekong.

Ngọc Bích (tổng hợp)
Theo TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 959954

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44327639



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach