10:17 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Những hạt giống làm hàng sạch

Chủ nhật - 15/05/2016 21:54
Đầu tư cho sản xuất nông sản sạch còn được gọi là cách tổ chức có kiểm soát, tự nó đòi hỏi thắt chặt các mối nối trong chuỗi cung ứng kỹ thuật, dụng cụ, địa chỉ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ… Đó là điều các thành viên Mạng lưới sản xuất sạch tâm niệm.
 

Những hạt giống làm hàng sạch. Trong hình: Trương Hữu Thuận và ông Nguyễn Hòa Diệm trao đổi về hiệu quả tưới nhỏ giọt. Ảnh: HL.

Ở miền Tây, việc mua  bán nông sản từng được tính theo chục (12, 14, 16…) mang cốt cách hào sảng và cách chia sẻ lợi ích một cách tinh tế giữa người mua kẻ bán.

Nhưng ngày nay 1kg cua, trọng lượng dây chiếm 30 –  40%, lừa nhau từ xoài cóc Hoà Lạc thành xoài cát Hoà Lộc tới ăn gian tới từng gram thịt, cá…

Không làm được… điều dễ làm

ThS Nguyễn Văn Đém, làm việc cho công ty Bm, Cộng hoà Liên bang Đức, từng tìm hiểu cách sản xuất và kinh doanh nông sản sạch, mối liên hệ giữa nguồn hàng với chợ Simummuang (Kukot, Lamlukka, Pathum Thani – Thái Lan).

Ông chia sẻ: “Chợ đầu mối của họ không lớn hơn chúng ta, hàng hoá không đa dạng bằng. Chỉ có một điều họ làm được còn mình thì không, đó là: mọi hàng hoá vào chợ sẽ được kiểm định tại phòng lab, khi phát hiện sản phẩm có dư lượng thuốc ban quản lý sẽ báo về địa phương nơi cung cấp hàng để có cách tập huấn, chỉnh sửa cách làm của nông dân. Nếu tiếp tục kiểm định mà hàng hoá không thay đổi, ban quản lý chợ sẽ không nhận hàng vào chợ”.

“Cách kiểm soát từ ban quản lý chợ có vẻ không có gì khó nhưng ta không làm được! Vì sao vậy?”, ThS Đém băn khoăn.

Sản xuất có kiểm soát

Đầu tư cho sản xuất nông sản sạch còn được gọi là cách tổ chức có kiểm soát, tự nó đòi hỏi thắt chặt các mối nối trong chuỗi cung ứng kỹ thuật, dụng cụ, địa chỉ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ…

Các thành viên Mạng lưới sản xuất sạch vừa ra mắt tại Cần Thơ hôm 15/4, quan niệm như vậy và họ bắt tay nhau tự chuyển đổi thay vì chờ đợi “điều dễ làm” kể trên.

Trong khi các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ thường tập trung ở TPHCM và các tỉnh khác, Mạng lưới sản xuất sạch phải tự tìm kiếm, kết nối và chia sẻ thông tin để đẩy nhanh nhịp độ phát triển điểm làm hàng sạch, tăng mật độ các điểm sản xuất sạch trên bản đồ sản xuất và cung ứng.

Trương Hữu Thuận, chủ nhân nhãn hàng Trà khổ qua rừng Thuận Lộc, gặp được người cung cấp vật liệu làm hệ thống tưới nhỏ giọt và anh đã bỏ công làm lại hệ thống tưới cho 10.000mtrồng khổ qua rừng, bất chấp cái nắng cháy da.

Giá rẻ hơn hàng ngoại nhập do các vật dụng được sản xuất trong nước – Thuận đối chiếu. Trừ đường cấp nước chính, môtơ… Thuận ước tính mức đầu tư cho hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn của mình từ 2 – 3 triệu đồng/1.000m2.

Ông Nguyễn Hoà Diệm, chủ trang trại 20ha trồng cam quýt ở Ngã Bảy, tham gia mạng lưới vào ngày 8/5, quyết định đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và sử dụng nguồn phân gà sau khi được khử mùi, sấy khô từ Vĩnh Long và dịch trùn quế từ cơ sở Thuận Lộc, để chuyển dần sang hướng sản xuất an toàn sau khi được Thuận tư vấn.

Trần Thế Phục, chủ quán QuyênN bắt đầu tăng khẩu phần dưỡng sinh từ nguồn rau trái an toàn và quảng bá trên Facebook về những giá trị mới trong menu…

Phục cùng Trương Hữu Thuận hoàn thiện một khu vườn trồng rau sạch, cùng làm dòng sản phẩm mới từ thảo dược.

Là tác giả của chuỗi cửa hàng Retranh.com khá thành công, nên những gợi ý cùng xây dựng mô hình trồng rau sạch – dùng hàng sạch vì sức khoẻ dễ dàng nhận được sự đồng thuận.

Không chỉ mua nguyên liệu sạch để chế biến, quán QuyênN sẽ giới thiệu địa chỉ để mọi người có thể mua tại gốc.

Phục nói tiếp: “Các nhà sản xuất làm ra hàng hoá sạch nhưng không thể giới thiệu với từng người, và tự họ không thể làm cho người dùng hiểu được giá trị, quán sẽ làm tiếp họ”.

Chia sẻ thông tin dịch vụ hỗ trợ, cách làm ra dòng sản phẩm “vừa lạ lại vừa quen” để quảng bá thương hiệu từ cách tiếp cận sản phẩm sạch, được xem là một cách sống tử tế.

Mơ ai cũng tử tế

Trần Thiện Phi, nhà cung cấp lươn – rau ở Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), chỉ mới biết Mạng lưới sản xuất sạch ở Cần Thơ cách đây vài hôm, nói: “Tôi có 25 ô nuôi lươn, rau cần đước phủ trên bề mặt mỗi ô. Tuyệt nhiên không dùng thuốc, rất muốn tham gia mạng lưới”.

Hành trình khởi nghiệp của Phi có hai bước ngoặt: lần thứ nhất nhìn thấy “ổ trứng lươn” và anh nghĩ tới việc cho lươn sinh sản nhân tạo; lần thứ hai thấy hiện tượng đỉa bám trên cỏ gây bệnh cho lươn và anh đã thay cỏ bằng rau cần.

Ba năm nay, mỗi m2 trồng rau cần thuỷ canh trong ô nuôi lươn cung cấp đều đặn được 2 kg/ tháng, tuyệt đối không xài loại hoá chất nào, giá dao động từ 12.000 – 15.000 đồng/kg. Phi có 500m2 mặt nước phủ rau cần.

25 ô nuôi lươn trên cạn, một mô hình có lợi thế trong mọi thời tiết, mỗi ô rộng 25m2, mức đầu tư 2 – 2,5 triệu đồng/ô, đã tạo nguồn thu cho Phi khoảng 1 tỷ đồng mỗi vụ (7 – 8 tháng). Tự phối chế thức ăn cho lươn từ nguồn cá biển, tỷ lệ quy đổi: cứ 6 – 7kg cá vụn cho ra 1kg lươn.

“Lúc đầu, nghe ý tưởng cho lươn sinh sản nhân tạo, ai nấy cười ruồi. Tôi vẫn nuôi ý tưởng và theo dõi đời sống con lươn, tới khi biết chắc lươn có thể đẻ, tôi nhờ một kỹ sư ở ĐH Cần Thơ giúp. Hiện nay, tỷ lệ hao hụt chỉ khoảng 20%”, Phi cho biết.

Trong tay đã có sẵn 5.000 lươn bố mẹ để tạo nguồn lươn giống, lươn bố mẹ cung cấp cho thị trường, giá tại gốc hơn 170.000 đồng/kg.

Phi định làm thêm 60 ô nuôi lươn, nhưng chỉ cần nghe nói thuê đất nuôi lươn thì giá tăng gấp đôi so thuê đất trồng lúa (khoảng 10 triệu đồng/ công). “Giá mà ai cũng tử tế thì mọi việc tốt hơn biết bao nhiêu”, Phi nói.

Hoàng Lan
Thế Giới Tiếp Thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 37996

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 935336

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44303021



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach