01:24 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Tái cấu trúc nông nghiệp, ‘nếu doanh nghiệp không làm thì ai làm?’

Thứ tư - 07/09/2016 05:41


Cho dù Nhà nước quyết tâm tái cấu trúc ngành nông nghiệp, nhưng đó là định hướng lớn còn “cái chính vẫn là doanh nghiệp tự làm”, vì “nếu doanh nghiệp không làm thì ai làm?”

 


Cho dù Nhà nước quyết tâm tái cấu trúc ngành nông nghiệp, nhưng đó là định hướng lớn còn “cái chính vẫn là doanh nghiệp tự làm”, vì “nếu doanh nghiệp không làm thì ai làm?”. Trong hình: Công trình lắp silo của công ty Trung An. Ảnh: H.L.

Nguyễn Hoàng Hải, ở ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cần mẫn theo đuổi sản xuất sạch suốt bảy năm nay. Lúa của ông bán cao hơn từ 1.000 – 2.000 đồng/giạ.

Hậu cần sản xuất sạch

Nếu như trước đây, mỗi ha phải bón 6 tấn phân chuồng thì nay khoẻ hơn khi xài phân hữu cơ vi sinh gọn, nhẹ.

Phải nói rằng sản xuất theo hướng sạch cực nhọc hơn, nhưng theo ông Hải, nếu không làm vậy thì cũng phải xài phân hoá học, các thứ vi lượng, rẻ hơn 500.000 đồng/ha, nhưng về lâu dài phải tăng phân lên.

Trong khi xài phân hữu cơ về sau giảm lượng phân mà đất vẫn tơi xốp, phì nhiêu, chất lượng hạt tốt, ít đổ ngã, lúa khoẻ, ít sâu bệnh.

Bảy năm qua, ông Hải đã dùng phân bón “con bò sữa” theo chương trình câu lạc bộ (CLB) Nông dân “cánh đồng mơ ước”.

Chương trình này giúp ông tránh được hàng giả đang nhũng nhiễu thị trường, lợi nhuận ổn định 50 triệu đồng/ha/năm.

Với 5ha, sản xuất trong bảy năm, ghi chép cẩn thận, ông Hải chia sẻ bảng so sánh giữa sản xuất sạch và sản xuất thông thường:

image002

Nhóm 54 CLB Nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo hướng sạch cách đây bảy năm. Riêng nhóm ông Hải đã tập hợp được 30 hộ sản xuất. Phần lớn trong số họ là những người có quy mô đất đai kha khá, bà con nội ngoại, sui gia.

Một số thành viên CLB cho biết các đại lý không vui, thậm chí cự nự. Chỉ khi đại lý thấy lúa trúng hơn, chất lượng cao hơn, giá bán “ngon” hơn… biết sẽ bán được hơn mới bớt cằn nhằn.

Ông Ba Hân ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, người trồng rau theo hướng sạch và ăn uống theo thực dưỡng, cho biết đại lý không có nhiều vật tư sản xuất sạch và các công ty cung ứng vật tư sạch đếm trên đầu ngón tay.

Trong khi đó, chỉ mới một vài công ty đầu tư mạnh vào nhà máy sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học, vì thế vẫn chưa thể hình thành một hệ thống dịch vụ chuyển sang nông nghiệp sạch.

Chân dung quyền lực của đại lý

Tả quyền lực của một đại lý, một người ở Ô Môn, TP Cần Thơ, căn cứ hai điểm, thứ nhất là doanh số và bộ thuốc khiến các điểm bán lẻ ở xã ấp dính chặt vào mạng lưới, thứ hai là khả năng “bán chịu”.

Nông dân Tiền Giang lại cho rằng quyền lực của đại lý thể hiện ở chỗ có thể “lái” nông dân theo hướng của họ.

“Nông dân chịu mấy lớp cò, mấy lớp lái. Sẵn chuyện xài vật tư an toàn, một vài công ty đang tái cấu trúc lại hệ thống phân phối”, một chuyên gia nhận xét.

Khi nhiều công ty áp dụng cách bán hàng thanh toán ngay, các đại lý cấp 1 không có nhiều quyền lực như đại lý cấp 2, vì đó là nơi ra vốn và bán chịu. 60% nông dân phải mua chịu vì “kẹt giấy đỏ trong ngân hàng” khi vay vốn sửa nhà, mua xe cho con đi học…

Các đại lý đẩy loại thuốc ít nổi tiếng cho người mua chịu, giá rẻ hơn để ít đụng giá và giữ được lợi nhuận. Khi đã gánh nợ họ sẽ nắm quyền tính lãi suất – bằng hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng.

40% nông dân mua bằng tiền mặt nhờ có nhiều đất hơn – mức bình quân 1,2ha, thường chọn những loại đã dùng, giá cao cũng mua vì có lòng tin.

Các đại lý cấp 2 có sẵn danh sách nông dân mua chịu và đặt hàng họ sản xuất theo một loại giống, hứa bao tiêu sau khi đã chốt giá với một công ty kinh doanh lúa gạo.

Chẳng hạn, nếu nông dân cần tiền đi đám giỗ chạp, cưới hỏi, v.v. thì các đại lý sẽ ứng trước cho những nông dân thuộc lớp 60% và sẵn sàng gửi bia hay quà cho những nông dân thuộc lớp 40% để lấy lòng.

Ở Tiền Giang, với quy mô 1ha, Long An 4 – 5ha, An Giang 2ha mua thuốc trả tiền liền được xem
là “lớp 40%” và được “chăm sóc”.

Doanh nghiệp tự xử

Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc công ty CP lương thực Trung An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, đầu tư trên 3 triệu USD để xây dựng hệ thống 10 silo (30.000 tấn) và một khoản tiền lớn khác làm khu đóng gói trong phòng lạnh, nói rằng sản xuất sạch đòi hỏi mức đầu tư rất lớn.

Theo ông Bình, cho dù Nhà nước quyết tâm tái cấu trúc ngành nông nghiệp, nhưng đó là định hướng lớn còn “cái chính vẫn là doanh nghiệp tự làm”, vì “nếu doanh nghiệp không làm thì ai làm?”.

Ông Bình cho biết duy nhất một lần công ty ông được sự trợ giúp của Nhà nước theo chương trình quốc gia thông qua hình thức hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, nhưng cách đó “thực sự không căn cơ”.

Suy nghĩ về cuộc hành trình của một doanh nghiệp xuất khẩu với những cơ hội mong manh và thị trường nội địa 95 triệu dân ăn gạo với những mối nguy sức khoẻ, đã khiến ông thay đổi.

Hiện Trung An có 7.000ha hợp tác sản xuất với nông dân các tỉnh. Ông Bình có kinh nghiệm xây dựng vùng nguyên liệu cơ giới hoá gần như toàn bộ các khâu sản xuất nông trại rộng 760ha ở Hòn Đất theo cách liên kết nguồn lực nông nghiệp thông minh.

Viện Nông nghiệp Yanmar đang tiếp sức hình thành cánh đồng GAP cơ giới hoá toàn phần của công ty Trung An.

Rơm băm nhuyễn được phun nấm trichoderma, cày xới rơm rạ chôn vùi vào đất làm phân bón hữu cơ vừa giảm ngộ độc hữu cơ, vừa tăng độ phì của đất, giảm chi phí phân hoá học, nâng cao lợi nhuận người trồng lúa.

“Sản xuất lúa theo chuẩn GAP, chế biến gạo theo công nghệ sấy đục dẻo đáp ứng đúng yêu cầu thị trường đang đẩy nhanh tốc độ phát triển chuỗi cửa hàng phân phối của Trung An, khi hệ thống silo vận hành sẽ bảo đảm nguồn gạo sạch giữ được chất lượng, giá tốt. Phải thấy hết con đường chứ không phải hỉ là cơ hội nào đó như đóm sáng cuối đường hầm”, ông Bình nói.

Hoàng Lan
Theo TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 426


Hôm nayHôm nay : 58184

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 687515

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43199284



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach