03:47 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Vùng cuối nguồn Mekong sẽ suy giảm nghiêm trọng

Thứ tư - 31/08/2016 05:42
PGS.TS Lê Anh Tuấn, khẳng định: Sông Mekong đang bị ảnh hưởng hệ sinh thái nghiêm trọng, mực nước về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất thấp, xâm nhập mặn về sớm hơn, sâu hơn.

 

Sự suy giảm nghiêm trọng lượng phù sa và gần như vĩnh viễn không khôi phục được khiến hệ sinh thái đất ngập nước và tính đa dạng sinh học ở ĐBSCL bị huỷ hoại.

Khó khăn sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chắc chắn sẽ làm cho sinh kế người dân vùng này gặp rất nhiều khó khăn và gây ra những tác hại dây chuyền khác từ tổn thất về kinh tế, xã hội và môi trường ở trong khu vực này.

Nguồn thuỷ sản trên 440.000 tấn/năm, tương đương 1 tỷ USD/năm sẽ biến mất.

Đấy là nội dung trao đổi của PGS.TS Lê Anh Tuấn, viện phó viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ trao đổi với đoàn nhà báo Myanmar tại TP Cần Thơ vào ngày 29/8, về tác động tiềm tàng từ các con đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Mekong ảnh hưởng tới vùng cuối nguồn ĐBSCL.

Bà Yamin Myatt Aye, nhà báo tự do, đặt câu hỏi: ngoài những tác động về phù sa, lượng cá… còn có những thách thức nào mà các quốc gia có thể bị ảnh hưởng?

Hiện nay, Chính phủ Myanmar muốn khởi động lại một số dự án thuỷ điện ở trong nước. Như vậy, từ bài học trên sông Mekong có thể liên tưởng gì tới tác động của các dự án này tới người dân Myanmar?

Có cách nào để giải quyết bài toán chi phí – lợi ích này không?

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, ĐBSCL đang đứng trước sáu thách thức lớn. 1/ Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, 2/ Gia tăng dân số và di dân, 3/ Chuyện khai thác tài nguyên quá mức, 4/̣ Suy giảm chất lượng đất – nước, 5/ Thay đổi mục đích sử dụng đất và 6/ Sự phát triển chuỗi đập thuỷ điện ở thượng nguồn.

Theo ông Tuấn, Việt Nam khác Myanmar ở chỗ không thể kiểm soát được thách thức thứ sáu, do các đập này được xây trên thượng nguồn.

“Ở Myanmar, các bạn nên đẩy mạnh công tác truyền thông, tác động tới chính phủ sao cho mỗi dự án đều có tham vấn của cộng đồng. Việt Nam đang đứng trước một mối nguy hết sức lớn nữa đó chính là giải quyết an ninh nguồn nước”, ông Tuấn nói.

Anh Khine Lin Kyaw, biên tập viên Eleven Media Group, Myanmar bổ sung thêm rằng ngoài nguy cơ ảnh hưởng từ đập thuỷ điện ở Myanmar, nhiều khu rừng đang bị khai thác quá mức.

“Họ khai thác vàng, khai thác rừng lấy gỗ bán sang Trung Quốc, Thái Lan khiến hệ sinh thái ở Myanmar bị đe doạ nghiêm trọng. Những chia sẻ của chuyên gia Lê Anh Tuấn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để chúng tôi mang về Myanmar, thông tin đến người dân và chính quyền”, anh Khine Lin Kyaw nói.

Ngọc Bích
Theo TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 27998

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925338

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44293023



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach