10:44 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Hơn 90% doanh nghiệp không có thông tin chính thức về đối tác Trung Quốc

Thứ năm - 14/08/2014 06:41

Con số trên được bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho biết tại hội thảo “Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh kinh tế phụ thuộc, những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm” tổ chức ngày 13/8/2014 tại thành phố Cần Thơ do VCCI chi nhánh Cần Thơ chủ trì tổ chức.



Ảnh minh họa: Internet

 
Cũng theo bà Linh, ĐBSCL có khoảng 130 doanh nghiệp đang giao thương với Trung Quốc. Riêng thành phố Cần Thơ có 34 doanh nghiệp. Khi tiến hành khảo sát 23% trong nhóm này (77% bắt đầu kinh doanh từ năm 2010 đến nay) bộc lộ những khó khăn khi giao thương với Trung Quốc như: Phụ thuộc nguyên liệu đầu vào, giá cả biến động liên tục, chất lượng không ổn định, chính sách thường xuyên thay đổi, doanh nghiệp Trung Quốc thường hứa lèo, không giữ uy tín...

 
Tuy nhiên, theo bà Thương Linh, khi được hỏi doanh nghiệp có đề xuất hay phương án gì để đối phó với những tình huống xấu nhất thì hầu hết doanh nghiệp không thấy trả lời!

 
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, cảnh báo nhiều rủi ro khi giao thương với đối tác Trung Quốc và dẫn chứng nhiều bài học xương máu mà các doanh nghiệp, trong đó có nông dân ĐBSCL đã phải trả giá khi đặt quá nhiều niềm tin vào thị trường này. Bà Lan cho rằng, ĐBSCL cần thay đổi cách làm, không nên theo cách làm truyền thống là cứ tăng sản lượng mà nên chú trọng vào chất lượng, tận dụng những hiệp định kinh tế sắp được ký kết, tìm hiểu đối tác tại Trung Quốc kỹ càng rồi hãy quyết định giao thương, nhưng cũng nên hết sức dè chừng.

 
TS Lê Đăng Doanh đồng tình với bà Phạm Chi Lan, cho biết thêm: “Thời gian qua chúng ta đã quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu cũng như nhập khẩu mà quên đi những thị trường khác rất tiềm năng, trong đó có Nhật Bản và EU. Chúng ta luôn tự hào là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, về những thành tích đã đạt được, nhưng gần đây khi tôi sang Pháp, tìm hiểu hầu như không thấy gạo Việt Nam được người Pháp không biết đến gạo của chúng ta, thay vào đó là gạo của Thái Lan và Ấn Độ lại bày bán rất nhiều và được ưa chuộng.” TS Doanh nói thêm, hiện nay các nhà đầu tư Nhật Bản và tại EU rất muốn đẩy mạnh giao thương với ĐBSCL. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này đòi hỏi ĐBSCL phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, vai trò của các hiệp hội và chính quyền địa phương. Đặc biệt, với vai trò đầu tàu, thành phố Cần Thơ nên tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, đầu tư mạnh về giáo dục, y tế, hạ tầng, chỗ ở, nơi vui chơi, giải trí… để thu hút các nhà đầu tư.

 
Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 113


Hôm nayHôm nay : 38639

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 935979

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44303664



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach