16:15 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Làm hàng đi Mỹ và mơ sản xuất lớn

Thứ năm - 04/12/2014 00:18

Cả doanh nghiệp lẫn nhà vườn ở miền Tây tập tành làm hàng đi Mỹ, đều nói rằng cái giá mà họ thu được xứng với công làm ra. Cái mà Việt Kiều hưởng được là trái cây đàng hoàng, tử tế. Ở Mỹ, vô chợ Tàu là có nhãn, vải, chôm chôm… hầu hết đều ghi xuất xứ từ Việt Nam, từ miền Tây.
 
 

Trái cây ở chợ Adams (chợ Stop & Shop) của người Mỹ, Poughkeepsie, New York.
Ảnh : Khánh An, USA.
 
Có những loại hàng phải chăm sóc đặc biệt lúc mặt trời lặn hoặc trước lúc mặt trời mọc, khó khăn hết sức nhưng nhà vườn càng làm càng thấy tự tin vì giám sát rủi ro tốt hơn kiểu đổ xô chờ qua cửa Tân Thanh, Trung Quốc.
 
Khó, vẫn làm được
 
“Tập trung hái trái cây từ 3 giờ sáng và phải hoàn tất lúc mặt trời lên”, ông Nhân, phó chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) chôm chôm Bình Hoà Phước, tỉnh Vĩnh Long, nói. “Giá khá cao nhưng mỗi ngày, công ty chỉ mua 2 tấn. Nếu họ đặt hàng 10 tấn/ngày, HTX sẽ không đủ người hái cho kịp” Ông Nhân nói cái nghịch lý lâu nay là lo không có đầu ra, nhưng nếu ai mua số lượng lớn thì HTX không thể đáp ứng liền vì phải có thời gian để tổ chức lại sản xuất. Hiện nay HTX chỉ có 31 xã viên làm theo quy trình và được chứng nhận GlobalGAP, quy mô 17,8ha, tổng sản lượng khoảng 400 tấn/năm.
 
Từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, trái cây bắt đầu chín, các nhà vườn đã thực thi mấy trăm tiêu chí GlobalGAP và càng phải kỹ hơn ở công đoạn sau thu hoạch tới mức không sót một con kiến, một con nhện. Đặc biệt, Mỹ tối kỵ kiến riện…
 
“Vùng nguyên liệu gồm những  vườn được cấp mã số, quy trình được chứng nhận GlobalGAP. Doanh nghiệp đặt hàng và tự làm thủ tục xuất sang Mỹ”, ông Nhân nói.
 
Ông Út Hiện, ở Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, được cấp mã số vườn, được công ty xuất khẩu trái cây Nhiệt Đới (Bến Tre) xác định nguồn cung cấp đủ tiêu chuẩn, đã sẵn sàng cung cấp 2 tấn nhãn Idor đầu tiên sang Mỹ vào đầu tháng 12.2014.
 
Các công ty Chánh Thu, Ánh Dương, Nhiệt Đới là ba đơn vị đặt hàng để đưa sang Mỹ. Ông Hiện nói: “Ba doanh nghiệp này khiến các HTX, nhà vườn có uy tín phát triển mạng lưới cung ứng hàng cho thị trường đàng hoàng hơn, tử tế hơn”. Ông  Hiện có mạng lưới cung cấp nhãn Idor tại ấp An Hoà gồm 127 hộ, vùng nguyên liệu 100ha.
 
Lâu nay, ông Hiện cung cấp nhãn Idor cho tiểu thương trong Nam, ngoài Bắc khoảng 600 tấn/năm. Giá tại vườn luôn ổn định từ 30.000 – 35.000 đồng/kg. Giá bán nhãn Idor tại TP.HCM thường chênh lệch 30 – 40% so giá gốc. Tại Hà Nội, giá cao gấp đôi giá gốc nhưng hàng không đủ bán.
 
Nhận đơn đặt hàng đi Mỹ, ông Hiện thuộc lòng những điều phải làm cho công đoạn sau thu hoạch, hiểu chất cấm sử dụng, thời gian hái kịp yêu cầu đóng gói, chiếu xạ… và phải tính để tránh đụng nhãn Hưng Yên và những vùng trồng nhãn nổi tiếng của Việt Nam.
 
Nhãn Idor, đặc biệt giòn, dày – ráo cơm. Ông Hiện mua hàng trả tiền liền rồi cung cấp cho công ty Nhiệt Đới 50% sản lượng trái thu hái mỗi ngày.
 
Hiện nay bên kia sông Hậu, Trà Nóc, Phong Điền cũng trồng nhãn Idor. Ông Hiện hứa: “Sẵn sàng bỏ thời gian hướng dẫn những nhà vườn này làm đúng theo yêu cầu xuất khẩu để nhãn Idor đi Mỹ nhiều hơn, thu nhập nhà vườn tốt hơn”.
 
Chuyện xưa… không cũ
 
Bà Nguyễn Thị Nhất Phượng, xã Đăng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang nói có lúc giá thanh long xuống quá tệ do cứ phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Nhưng chỉ cần gắn với thị trường khác, giá bán xô lập tức sẽ phục hồi: 26.000 đồng/kg loại ruột đỏ, 27.000 đồng/kg loại ruột trắng.
 
Cách tổ chức nông trại gia đình và khi vùng chuyên canh thanh long Bình Thuận và Chợ Gạo  bắt tay nhau để đủ sức xô cánh cửa vào các nước Đông Nam Á và Mỹ, giá tốt hơn trước rất nhiều. Giá thanh long từng lên đến 60.000 – 70.000 đồng/kg. Lời khuyên xây dựng vùng nguyên liệu có giá trị thực tế hơn thay vì cứ làm theo kinh nghiệm, quy mô nông trại vì cho rằng Trung Quốc đông dân, bao nhiêu cũng mua hết. Giá mua tuỳ theo số lượng xe nằm chờ qua cửa khẩu là bài học lặp đi lặp lại.
 
“Độ nhạy của dân ở đây còn tốt lắm khi tổ chức làm hàng xuất khẩu. Hộ thâm canh giỏi có thể lên đến 40 tấn/ha. Sản lượng thanh long từ 40.000 – 50.000 tấn/năm”, một cán bộ phòng nông nghiệp huyện Chợ Gạo, cho biết. Sở Khoa học và công nghệ Tiền Giang hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phát triển 100ha thanh long Chợ Gạo, viện Cây ăn quả miền Nam tham gia chuyển giao quy trình trồng thanh long theo tiêu chí VietGAP ở Quơn Long… nhưng  đàm phán việc sản xuất 100ha với một ông chủ sẽ dễ hơn 100ha với 300 ông chủ như ở đây.
 
Ai cũng biết cái khó là hạn điền, sự manh mún – giống như sợi dây bó hẹp – trói  chặt  ý tưởng phát triển trang trại, nhưng muốn xé rào thì sợ dính tội.
 
theo Hoàng Lan (báo Thế Giới Tiếp Thị)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 117


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 985915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44353600



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach