12:01 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Gõ cửa nền nông nghiệp Thái Lan (kỳ 1)

Thứ năm - 08/11/2012 21:52
Trong tuần qua, nhà báo Trần Nguyên đại diện hội Doanh nghiệp Hàng VN chất lượng cao tham dự chương trình đào tạo “Chuỗi giá trị nông nghiệp sông Mekong” do Viện nghiên cứu Mekong tổ chức tại Thái Lan. Website BSA xin trân trọng giới thiệu chuỗi ghi nhận Gõ cửa nền nông nghiệp Thái Lan của anh sau bảy ngày đi cùng chương trình này…
 
Tham quan mô hình nông dân trồng chanh ở Thái Lan. Ảnh: Trần Nguyên.


Cùng với lãnh đạo cấp cao của Bộ Nông Nghiệp các quốc gia Đông Nam Á, chương trình đã  đi qua 6 tỉnh, 12 mô hình nông nghiệp điển hình của Thái Lan để tìm hiểu bí quyết thành  công của nước này trong việc tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp bản xứ. Đại  diện Bộ Nông Nghiệp Thái Lan, Ủy ban Hợp tác xã, chính quyền địa phương, doanh nghiệp  nước ngoài, nhà chế biến và nông dân...  của Thái đã tận lòng giới thiệu thực tế công việc  và cách làm của họ.

Công thức thành công của Thái Lan là dựa vào lực lượng lao động nông dân quy mô nhỏ, sau đó xây dựng các mô hình liên kết các nông dân này với nhau thành hợp tác xã. Hợp tác xã này có 2 dạng: chính thức và phi chính thức, nhưng đều đảm nhiệm công việc giống nhau  là đi tiếp thị và làm việc với doanh nghiệp để doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu toàn bộ. Hình thức “contract farming” này không mới nhưng họ làm rất thành công vì 3 yếu tố:
 
+ Nông dân liên kết với nhau rất chặt;
 
+ Nông dân biết giữ lời hứa và không quan tâm nhiều đến việc bán cho doanh nghiệp bên ngoài nhảy vô mua phá giá;
 
+ Chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương đều rất nhuần nhuyễn, các viên chức khuyến nông thật sự am hiểu vấn đề và gắn bó với nông dân. 
 
Ngoài ra, việc quan sát từ đầu tới cuối của quy trình từ cung cấp giống, ký hợp đồng, kiểm soát chất lượng, thu hoạch, thu mua, sơ chế, đóng gói… của măng tây và chuối rất chi tiết và thông minh. Chẳng hạn một bí quyết rất nhỏ để đẩy nhanh tốc độ đi của hàng hóa (logistic management) là đóng các thùng măng tây lại thành 1 khối vừa vặn với quy cách chở hàng của máy bay để hải quan kéo ra một lần là nguyên kiện hàng, thay vì phải xử lý từng thùng một như các nước khác, vậy mà tiết kiệm được tới 4 tiếng đồng hồ cho 1 kiện hàng… 
 
(Kỳ tới: Quản lý thương lái “lậu”)

Trần Nguyên

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 85


Hôm nayHôm nay : 40546

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 937886

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44305571



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach