03:47 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

IMF&WB: Việt Nam cần thắt chặt ngân sách

Thứ hai - 15/10/2012 07:27

SGTT.VN: Khởi đầu cho những cuộc khủng hoảng là vấn đề chính trị. Khi những vấn đề chính trị không được giải quyết và tồn tại một thời gian dài, những vấn đề khó khăn cho nền kinh tế sẽ bung ra và kéo theo những cuộc khủng hoảng khác, khiến cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Phát biểu trước các phóng viên nhân dịp kết thúc hội nghị thường niên IMF, bàTổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng triển vọng kinh tế thế giới đã xấu đi trong những tuần qua và sự yếu kém ở những nền kinh tế phát triển đang bắt đầu tác động đến cả những nền kinh tế mới nổi.

Kinh tế toàn cầu và những lỗ hổng

 

 
Tổng giám đốc IMF cho rằng, điều sống còn là IMF phải có những nguồn lực "đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các thành viên" trong việc đối phó khủng hoảng.

 

Ngày 13/10, IMF đã công bố bản báo cáo “Tổng quan về kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2011-2012”. IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á, xuống còn 6,3% trong năm nay và 6,7% vào năm tới. IMF dự báo châu Á sẽ đạt tăng trưởng bình quân 6,3% và 6,7% lần lượt vào năm 2011 và 2012, thấp hơn mức dự báo tương ứng 6,8% và 6,9% mà các chuyên gia thể chế này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua. Theo giải thích trong báo cáo, các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhưng các rủi ro xuất phát từ sự suy yếu của kinh tế thế giới cũng lại gia tăng đáng kể.

Tổng giám đốc IMF cho rằng, điều sống còn là IMF phải có những nguồn lực "đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các thành viên" trong việc đối phó khủng hoảng. Theo bà, tại hội nghị thượng đỉnh G-20 dự kiến diễn ra vào ngày 3-4.11, IMF sẽ đệ trình một đề xuất cụ thể về những công cụ phòng ngừa ngắn hạn và linh hoạt hơn nhằm giúp đỡ các nước có tình hình kinh tế tốt nhưng trở thành nạn nhân của khủng khoảng. Trên thực tế, những nỗ lực của thế giới nhằm cứu cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu dường như chưa có hiệu quả. Ngoài con nợ Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, Tây Ban Nha vẫn đang là nỗi lo lớn của Eurozone khi nước này ngày 13.10 bị cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ điểm mức tín nhiệm từ AA xuống AA (trừ).

Lòng tin doanh nghiệp và người tiêu dùng đã sụt giảm mạnh vì những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu và tình trạng yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như thế giới. Đó là tinh thần của báo cáo mới nhất của Ban Phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist. EIU cho rằng, triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã trở nên bi quan hơn nhiều so với trước đây, làm tăng những dự báo về nguy cơ sụt giảm sản lượng toàn cầu. Việc hai nền kinh tế Tây Ban Nha và Italy đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đang làm gia tăng nguy cơ đổ vỡ của đồng Euro. Tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp ở Mỹ cùng những căng thẳng chính trị giữa hai đảng trong Quốc hội xung quanh vấn đề nâng trần nợ, càng làm cho tình hình trở nên u ám.

Những điều này dường như cho thấy, những đánh giá phân tích của giới hoạch định chính sách kinh tế thế giới xung quanh nguyên nhân gây ra khủng hoảng và từ đó nêu ra các giải pháp cứu vãn vẫn chưa sát thực tế. Theo bình luận của tờ Les Echos (Pháp) trong thời gian hội nghị, nguyên nhân của hàng loạt các cuộc khủng hoảng trên thế giới chính là thiếu sót trong quản lí của chính phủ các nước phương Tây. Tờ báo này cho rằng, từ năm 2008, khởi đầu cho những cuộc khủng hoảng là vấn đề chính trị. Khi những vấn đề chính trị không được giải quyết và tồn tại một thời gian dài, những vấn đề khó khăn cho nền kinh tế sẽ bung ra và kéo theo những cuộc khủng hoảng khác, khiến cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nhân dịp kết thúc hội nghị thường niên của IMF, bà Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đã đưa ra một só khuyến nghị đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới: “Trung Quốc hãy là một đối tác đầy đủ trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy tập trung vào thị trường nội địa mà rõ ràng đang là đầu máy thúc đẩy tăng trưởng của Trng Quốc”. Khi nói tới “thị trường nội địa”, bà Lagarde có ý muốn phân chia giữa đầu tư và tiêu thụ. Và rõ ràng trọng điểm sắp tới sẽ phải nhằm vào tiêu thụ, bởi vì đầu tư đã được chú ý nhiều trong vài năm vừa qua.

IMF&WB với Việt Nam

Đối với một số nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ, giải quyết nợ một cách bền vững thông qua các biện pháp thắt chặt ngân sách mạnh mẽ vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2012 và 2013 sẽ lần lượt ở mức 5,1% và 5,9%; tỷ lệ lạm phát giảm xuống 8,1% và 6,2%; cán cân vãng lai thặng dư 0,3% trong năm nay và sẽ thâm hụt 0,9% trong năm 2013; tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức 4,5%. Tuy nhiên hồi 7, trong một kết luận về đợt tham khảo kinh tế Việt Nam được thực hiện vào tháng 5 trước đó, IMF từng lạc quan khi cho rằng, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6% và lạm phát giảm xuống 10,72% trong năm 2012. Đây là mức dự báo còn cao hơn cả dự báo của Chính phủ (chỉ vào khoảng 5,2% - 5,7%).

Trong Báo cáo cập nhật tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố mới đây, WB đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của toàn khu vực và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo đó, World Bank nhận định năm nay, GDP của Việt Nam có thể mở rộng 5,2%. So với báo cáo tháng 5, con số mà Ngân hàng Thế giới đưa ra lần này thấp hơn 0,5%. Còn khi nhận định về tình hình GDP Việt Nam trong năm sau, WB cho rằng tăng trưởng sẽ ở mức 5,7%, hạ so với 6,3% trong lần dự báo trước. WB nhận định trong năm ngoái và nửa đầu năm nay, Việt Nam tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng đầu tư trong khoảng thời gian đó cũng chứng kiến đà sụt giảm đáng kể, tuy nhiên tình hình có thể khởi sắc trong nửa còn lại của năm.

Việt Nam luôn xem IMF&WB là những người bạn đồng hành trên con đường phát triển. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa IMF&WB với các bộ, ngành chức năng của Việt Nam nên các đánh giá hàng năm của các định chế tài chính/ngân hàng này về kinh tế vĩ mô của Việt Nam là khá sát với thực tế, chính điều này đã góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam cũng đã tỏ chức quốc tế này biết mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới gồm ba trụ cột chính sách lớn. Đó là Việt Nam ưu tiên hàng đầu cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là người nghèo, người mất việc làm.

Hải Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vấn đề

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 28015

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925355

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44293040



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach