08:43 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Công chức không sống bằng lương là tai họa

Thứ tư - 28/12/2011 05:20

Không thể kéo dài tình trạng lương quan chức thấp hơn lương sếp doanh nghiệp nhà nước. Thôi lãnh đạo cũng khó giảm lương. Chống bình quân, cào bằng.

Liên tục những ngày gần đây, nhiều hội thảo về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức (CBCC), viên chức giai đoạn 2013-2020 đã được Bộ Nội vụ tổ chức trên cả nước, mới nhất là ở Hà Nội ngày 26-12. Tại hội thảo, nhiều nghịch lý trong chính sách tiền lương hiện nay tiếp tục được các chuyên gia chỉ rõ.

Phụ quan trọng hơn chính

TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đưa ra cảnh báo đáng chú ý: Làm công chức mà không sống được bằng lương là tai họa! Cải cách tiền lương là phải thoát ra được cái vòng luẩn quẩn: Chính sách tiền lương thấp không đủ sống nhưng thu nhập ngoài lương lại rất cao.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, liệt kê hiện có đến 14 loại phụ cấp ngoài lương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng xác nhận: “Chính sách lương hiện nay có một thực tế là phụ quan trọng hơn chính. Chế độ phụ cấp được bàn đi bàn lại nhiều lần ở nhiều cuộc họp quan trọng nhưng không mấy ai bàn đến lương chính”.
Theo GS-TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đề án cải cách tiền lương phải nhận thức đúng bản chất của lương là chế độ đãi ngộ CBCC chứ không phải là chính sách an sinh xã hội. “Nếu vẫn nhận thức như cũ thì không giải quyết được vấn đề lương” - vị này nhấn mạnh.

Đảo lộn thứ bậc

Trong lúc dư luận đang xôn xao về mức lương khủng tại một số tập đoàn như EVN thì Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết thêm: Mức lương của một số lãnh đạo tập đoàn hiện nay cao hơn cả lương của Tổng Bí thư. “Tôi nhẩm tính lương của chủ tịch HĐQT một số tập đoàn tương đương 73 lần mức lương tối thiểu, trong khi lương của Tổng Bí thư chỉ khoảng 13 lần lương tối thiểu” - ông Thăng cho hay.
Theo nguyên Thứ trưởng Thang Văn Phúc, sở dĩ có tình trạng trên là do thiết kế hệ thống bảng lương, mức lương, các loại phụ cấp theo lương… ngày càng bất cập, mâu thuẫn, phá vỡ tính hệ thống, tính thứ bậc, trật tự kỹ cương của nền hành chính.
“Một trong những nguyên tắc cải cách tiền lương phải dựa vào nguyên tắc tương quan tiền lương, thu nhập giữa các thành phần kinh tế. Không thể để tình trạng lương của một vị quan chức cấp cao lại không bằng lương của một ông giám đốc doanh nghiệp được!” - ông Phúc nói.
Ông Phúc cho rằng làm CBCC là một loại lao động quyền lực. Tiền lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị sức lao động của họ đã làm các giá trị xã hội của người công chức giảm sút, làm cho hiệu lực thực thi công vụ thấp. Đây cũng là mảnh đất của tình trạng quan liêu, tham nhũng trở thành vấn nạn của đất nước.
Cũng liên quan đến chuyện lương của quan chức, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP, cho rằng lương một thứ trưởng ở Việt Nam chỉ có 6,5 triệu đồng (không kể phụ cấp) là không công bằng, không tương xứng với trách nhiệm và khối lượng công việc. “Ở đất nước tôi, một chính khách đồng ý dành 100% thời gian làm chính trị thì sẽ được nhận mức lương rất cao.
100% thu nhập của họ là lương của nhà nước và họ không được nhận bất cứ khoản nào khác ngoài lương. Muốn cải cách tiền lương, Việt Nam phải xóa bỏ tất cả các khoản phụ cấp và việc cải cách phải thực hiện từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở” - vị này nhấn mạnh.


Ba phương án cải cách tiền lương
Mức lương tối thiểu của CBCC bằng mức lương tối thiểu vùng I khu vực doanh nghiệp (2 triệu đồng/tháng);
Bằng mức trung bình của các mức lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp, đồng thời áp dụng hệ số tăng thêm đối với một số trường hợp (tương đương 1,68 triệu đồng/tháng);
Dựa trên mức chi tiêu bình quân của cả nước cộng thêm nhu cầu nuôi dưỡng cha mẹ, con cái (khoảng 3,15 triệu đồng/tháng).
Thôi lãnh đạo cũng khó giảm lương
Ở ta có thực tế là làm lãnh đạo là làm một nghề đã vào rồi thì rất khó ra. Dù có hết nhiệm kỳ thì cũng sẽ được luân chuyển vào một vị trí khác và được xếp lương chỉ có ngang hoặc cao hơn mức lương cũ chứ không có chuyện giảm. Chính vì vậy mà tạo nên một cơ chế đã làm lãnh đạo rồi thì không có sự cạnh tranh, sàng lọc. Đề án cải cách tiền lương phải tính đến những thực tế này.
GS-TS TRẦN QUỐC TOẢN, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Chống bình quân, cào bằng
Cải cách phải đảm bảo mục tiêu tiền lương trở thành nguồn thu chính của CBCC, đào thải được CBCC không đảm bảo yêu cầu, chống bình quân, cào bằng. Đáng chú ý là phải giảm cơ bản và tiến tới xóa bỏ các chế độ bồi dưỡng trong các cuộc họp, tiền ăn trưa và các khoản thu nhập tương tự, thực hiện minh bạch tiền lương và thu nhập.
Ông ĐẶNG NHƯ LỢI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
 

Theo Thu Hằng

Nguồn tin: PLTPHCM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 92


Hôm nayHôm nay : 37134

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 976586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44344271



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach