12:37 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

GIẢI PHÁP TĂNG SẤY LÚA Ở ĐBSCL

Thứ ba - 27/03/2012 05:57
Năm 2011 sản lượng lúa Đồng Bằng sông Cửu Long lên đến 23,186 triệu tấn. Khả năng đạt 25 triệu tấn năm 2012 và các năm sau là hiện thực.



Theo nhiều báo cáo tổng kết, tổn thất sau thu hoạch lúa về khối lượng khoảng 12-13%. Ngoài thất thoát về khối lượng nó còn làm giảm chất lượng hạt gạo, kéo theo giảm giá bán gạo trên thị trường khoảng 12%.,Tổng thiệt hại là bài toán cộng dồn thiệt hại về khối lượng và giá trị lên đến 25%.

Tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL về khối lượng và giá trị là to lớn. Nếu giảm tổn thất về khối lượng và giá trị ở mức 10% hằng năm ĐBSCL cũng tiết kiệm được mức thiệt hại tương đương với 2,5 triệu tấn lúa trị giá 12.500 tỷ đồng.

Sau khi thu hoạch, lúa được làm khô ngay, ẩm độ nội hạt £ 14%, lúa được tồn trữ bằng bao là phổ biến. Gạo cung ứng ra thị trường được xay xát từ lúa khô.

Các phương pháp làm khô lúa được áp dụng để đạt tiêu chuẩn tồn trữ  (ẩm độ £ 14%). Xu thế sử dụng máy sấy lúa để làm khô khá phổ biến. Trước đây các nhà máy xay xát gạo thương phẩm, cung ứng gạo cho thị trường nội địa, có công suất thiết bị tiêu chuẩn là 2 tấn lúa/giờ. Ngày nay công suất máy xay xát đạt hiệu quả kinh tế được các chủ nhà máy xay xát ưa chuộng là các hệ thống xay xát tiêu chuẩn, có công suất 10-12 tấn lúa/ giờ. Lượng lúa xay mỗi ngày từ 200 - 240 tấn.

Hệ thống sấy lúa thích nghi cho từng chuyền xay xát công suất 12 tấn lúa giờ, có công suất mỗi mẽ sấy 100 tấn lúa.

Khác với thị trường gạo nội địa , gạo xuất khẩu phẩm cấp trung bình và thấp có giá trị thường £ 600 USD tấn.

Công đoạn chế biến gạo qua 2 giai đoạn:

a) Công đoạn chế biến gạo nguyên liệu:

- Các nhà máy xay lúa có độ ẩm gạo ³ 17%. Bóc vỏ trấu sản xuất gạo nguyên liệu có độ ẩm £ 17%.

b/ Công đoạn xát trắng đánh bóng gạo

- Các nhà xay xát trắng và đánh bóng gạo, mua gạo nguyên liệu có độ ẩm £ 17% thông qua các công đoạn xát trắng, đánh bóng, sấy gạo, đánh bóng. Gạo qua quá trình chế biến, ma sát sinh nhiệt, độ ẩm giảm dần từ 2% độ ẩm trở lên.

Nếu gạo có độ ẩm cao, hệ thống sấy gạo dùng nhiệt từ than đá cung cấp trực tiếp vào thiết bị sấy gạo, đưa độ ẩm gạo tiêu chuẩn £ 15% sau quá trình chế biến.
Chế biến gạo nguyên liệu có độ ẩm £ 17%, tồn trử gạo nguyên liệu lâu ngày làm giảm chất lượng hạt gạo.

Quy trình chế biến gạo 2 giai đoạn, đáp ứng được yêu cầu gạo phẩm cấp trung bình thấp trên thị trường và cạnh tranh bằng giá thấp, trên thị trường gạo phẩm cấp thấp.
Áp dụng quy trình chế biến gạo từ lúa có độ ẩm cao ³ 17%.

Không sấy lúa hoặc sấy lúa không đúng quy cách, độ ẫm hạt thóc £ 15% là góp phần đáng kể cho tổn thất sau thu hoạch lúa về khối lượng và giá trị.

Cần hiểu rằng sản xuất và chế biến lúa gạo là sản xuất có điều kiện:

Đối với nông dân có mấy vấn đề đặt ra:

- Phải từng bước tiến đến sản xuất lúa sạch theo tiêu chuẩn Việt GAP.

* Xu thế nông dân là bán lúa tươi ngay tại ruộng là phổ biến. Trọng lượng lúa càng cao nông dân càng có lời.

- Cần có giải pháp cấm việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng tăng trọng hạt lúa, làm gây gãy vở và giảm chất lượng hạt gạo trong quá trình chế biến sau.

Đối với Công ty chế biến gạo xuất khẩu:

Mỗi Công ty xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu tương ứng với lượng gạo sản xuất hàng năm. Vùng nguyên liệu này phải thực hiện quy trình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn Việt GAP.

Nhà máy chế biến phải có thiết bị sấy lúa và kho chứa lúa khô công suất tương ứng với lượng lúa của vùng nguyên liệu và tương ứng với khối lượng gạo sản xuất.

Thí dụ: Công ty A được cấp Quota xuất 100.000 tấn gạo năm.

- Công ty phải có vùng nguyên liệu sản xuất từ 150.000 đến 200.000 tấn lúa.

Vùng lúa nguyên liệu tối thiểu 10.000 ha.

- Có hệ thống sấy lúa sấy được 150 đến 200 ngàn tấn lúa/ năm và kho chứa lúa khô tương ứng.

* Quy trình chế biến:

- Chế biến từ lúa khô 1 giai đoạn.

- Nồng độ bụi trong nhà máy £ 2mg/m3 khí tiêu chuẩn.

- Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động

Khi sản lượng lúa ĐBSCL ở mức 25 triệu tấn lúa, việc đẩy mạnh năng lực sấy lúa cho đồng bằng sông Cửu Long là mũi đột phá trong các giải pháp làm tăng giá trị trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Với 25 triệu tấn lúa, vẫn tồn tại kéo dài các phương pháp làm khô lúa như phơi lúa, sấy lúa thủ công và sấy lúa công nghiệp. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng trên dưới 6 triệu tấn, chế biến từ 10 đến 12 triệu tấn lúa hàng hóa.Cần đẩy mạnh sấy lúa tập trung vào lượng lúa hàng hóa chế biến gạo xuất khẩu tại ĐBSCL khoảng 10 - 12 triệu tấn lúa năm.

Tổng luợng lúa cần sấy 12 triệu tấn , để phục vụ cho xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm.

Thời gian sấy 120 ngày năm

Nhu cầu sấy 100.000 tấn ngày

Cần đầu tư xây dựng 100 hệ thống sấy lúa kết hợp vói kho tồn trữ lúa khô công suất 1000 tấn lúa ngày.

Tổng vốn dầu tư 6.000 tỷ đồng.

Lợi ích của việc đầu tư này là: Giảm tổn thất sau thu hoạch 5%, tăng giá trị hạt lúa 5%. Giá trị tăng thêm 12 triệu tấn x 10%x5 triệu đồng = 6.000 tỷ đồng

ĐBSCL có đầy đủ năng lực, kỹ thuật tiền vốn thực hiện nhiệm vụ này. Vấn đề còn lại là trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện của Bộ NN-PTNT và sự năng động của các địa phương. Vấn dề công nghệ?

 Không phải lo khi Việt Nam có tới 42 nhà sản xuất. Cty Bùi Văn Ngọ là công ty hàng đầu không chỉ sản xuất theo nhu cầu trong nước mà đã xuất khẩu thiết bị xay xát và sấy lúa tới 20 quốc gia, lãnh thổ…

Có thể tham khảo mô hình sấy lúa công nghiệp của Cty Bùi Văn Ngọ
 

Kỹ Sư Nguyễn Thể Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 41514

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 938854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44306539



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach