13:35 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Không bơm tiền ngân sách cho AMC

Thứ hai - 19/11/2012 04:10

Trước mắt, Công ty Mua bán nợ quốc gia (AMC) sẽ được thành lập bằng 100% vốn nhà nước, song về nguyên tắc, Nhà nước sẽ không bơm tiền ngân sách để xử lý nợ xấu.


Ông Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí.


Thưa ông, dư luận đang trông đợi khi AMC được thành lập sẽ tạo bước đột phá trong xử lý nợ xấu. Cá nhân ông có kỳ vọng vào AMC?

Nhiều ngân hàng thương mại hiện đã có công ty mua bán nợ. Tuy nhiên, các công ty này xử lý nợ xấu không hiệu quả, do chỉ chuyển nợ xấu từ chỗ này sang chỗ khác ngay trong nội bộ ngân hàng. Do đó, để chuyển nợ xấu từ hệ thống ngân hàng ra ngoài hệ thống ngân hàng, Chính phủ đã đưa ra phương án thành lập AMC.

Tôi cho rằng, đây là một trong những giải pháp trước mắt giúp khơi thông tín dụng, nhưng điều này không có nghĩa là sẽ làm tổng nợ xấu của nền kinh tế giảm đi. Tất nhiên, giải pháp này có hiệu quả trước mắt là khơi thông tín dụng, giúp phục hồi nền kinh tế. Song nhìn một cách tổng thể, công ty này chưa thể giải quyết một cách căn cơ nợ xấu.

Biện pháp căn cơ xử lý nợ xấu ở đây là gì, thưa ông?

Muốn giải quyết căn cơ nợ xấu, thì phải giúp các con nợ sản xuất hiệu quả, bảo tồn được vốn, trả nợ được các khoản vay. Nói cách khác, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế. Chừng nào tính hiệu quả của nền kinh tế không được cải thiện thì gốc rễ gây ra nợ xấu vẫn còn. Các giải pháp trước mắt của Chính phủ như giải tỏa hàng tồn kho, lập công ty mua bán nợ xấu... chỉ có tác dụng ngắn hạn.

Như vậy, trước mắt, việc lập AMC là cần thiết. Nhưng trong điều kiện ngân sách hạn hẹp hiện nay, tại sao Nhà nước không kêu gọi các thành phần kinh tế khác tham gia?

AMC thực chất là một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực rủi ro. Đã là doanh nghiệp thì hoạt động phải hiệu quả, phải bảo toàn được vốn và có lãi. Ở Việt Nam, đầu tư vào lĩnh vực rủi ro chưa phát triển. Theo thông tin mà tôi biết, các doanh nghiệp hiện đều không mặn mà với việc đầu tư mua bán nợ xấu. Cho nên, để nhanh chóng giải quyết nợ xấu, trước mắt, Nhà nước phải đứng ra thành lập Công ty Mua bán nợ xấu của Nhà nước. Để thành lập Công ty mua bán nợ xấu của Nhà nước, dĩ nhiên phải có vốn của Nhà nước.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc, Nhà nước không bơm tiền ngân sách để xử lý nợ xấu, mà phải huy động bằng cách khác.

Sau một thời gian, chúng ta sẽ tổng kết, đánh giá lại mô hình này và hình thành khung pháp lý, sau đó để thị trường tự điều tiết, xử lý. Nếu khi đó, các doanh nghiệp muốn tham gia thành lập các công ty mua bán nợ, thì chúng ta sẽ khuyến khích thành lập, miễn là các doanh nghiệp này đáp ứng đầy đủ quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện của lĩnh vực mua bán nợ.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, thành phần tham gia AMC sẽ bao gồm rất nhiều bộ, ngành. Nhiều người băn khoăn về khả năng phối hợp giữa các thành viên trong công ty này, bởi từ trước đến nay, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành ở nước ta bị đánh giá là không tốt?

Hiện Chính phủ chưa đưa ra quyết định cuối cùng về đề án thành lập AMC, song tôi cho rằng, đã là một pháp nhân thì phải hoạt động theo pháp luật, theo cơ chế thị trường. Một khi đã thành lập pháp nhân, với áp lực phải đưa công ty này hoạt động hiệu quả, bảo toàn được vốn, xử lý được nợ xấu thì các thành viên của công ty cũng phải đồng trách nhiệm, phải phối hợp với nhau để công ty hoạt động hiệu quả.

Nguồn tin: Báo Đầu tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 142


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 940484

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44308169



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach