20:58 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Muốn phát triển bền vững phải đi từ sản xuất

Thứ hai - 11/04/2016 07:22
Liên kết vùng là yếu tố quan trọng không chỉ về mặt địa giới hành chính mà còn là động lực thúc đẩy phát triển đối với nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần lựa chọn và lập quy hoạch các đô thị động lực vùng làm đầu mối liên kết vùng một cách hiệu quả. Với bộ khung là mạng lưới đô thị cấp vùng, đô thị động lực sẽ thúc đẩy phát triển các vùng và liên kết vùng để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước...

Chênh lệch đầu tư trong quy hoạch vùng

Mô hình liên kết kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là cấp tỉnh, trong khi mô hình liên kết vùng cần thiết nhưng lại rất yếu và thiếu. Điều này đã được nhiều chuyên gia chỉ rõ tại nhiều phiên thảo luận. Nguyên nhân cơ bản do vùng không phải là đơn vị hành chính chính thức, thể chế vùng còn chưa hoàn thiện và các vùng chưa hoạt động một cách truyền thống lâu đời như các tỉnh. Trong khi đó, quy hoạch vùng chưa được nghiên cứu sâu sắc so với quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành, nhất là về phương pháp luận cũng như phương pháp quy hoạch vùng, phân vùng, sự kết nối giữa quy hoạch lãnh thổ quốc gia - vùng - tỉnh - đô thị, nông thôn.


Nguồn: ITN

Trong quy hoạch vùng ở nước ta hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về địa giới vùng quy hoạch giữa các quy hoạch ngành, lĩnh vực; thậm chí một số vùng quy hoạch có địa giới chồng lấn. Nhiều ý kiến còn tỏ ra băn khoăn về sự hợp nhất trong quy hoạch vùng là cấp thiết hay chỉ ở giai đoạn quá độ của quá trình tiến tới hợp nhất? Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch vùng cần có sự phối hợp giữa các ngành, song mối liên hệ này hiện còn rất lỏng lẻo. Việc phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu kinh tế gắn liền với các đô thị tạo động lực thúc đẩy phát triển các vùng thời gian qua đã và đang góp phần tạo ra những động lực mang tính đột phá, thúc đẩy sự phát triển KT - XH chung của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các vùng khó khăn, góp phần giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, các khu công nghiệp thường tập trung ở những nơi đô thị hóa cao để tận dụng những dịch vụ đô thị, nguồn nhân lực có kỹ thuật, trong khi những vùng đô thị hóa còn yếu nhưng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp như vùng Tây Nguyên và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ lại đang thiếu khu công nghiệp. Sự đối nghịch này đặt ra vấn đề cần xác định ưu tiên địa bàn nào, thứ bậc lớn hay nhỏ để có chiến lược phát triển hợp lý, khai thác nguồn lực hiệu quả và tạo ra tính bổ sung cho nhau giữa các vùng.

Xây dựng mô hình đô thị động lực

 Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, các đô thị động lực cho phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng cần được lựa chọn hợp lý trong mạng lưới, đáp ứng sự phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian hệ thống đô thị vùng và liên vùng. Đồng thời, gắn phát triển đô thị động lực với xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi vùng; kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng; đối với các đô thị ven biển, hải đảo và dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.

Những năm qua, đô thị hóa ở Việt Nam đi theo những xu hướng chính gồm phát triển phân tán theo địa phương, theo vùng lãnh thổ, vùng thành phố lớn và theo mạng lưới. Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính đặt câu hỏi, liên kết kinh tế vùng sẽ như thế nào nếu cứ diễn tiến theo một trong bốn xu hướng đang diễn ra, hay đồng thời cả bốn xu hướng? Nếu như vậy, cần điều chỉnh thế nào cho phù hợp và cân đối cho cả giai đoạn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn?

Theo ông Trần Ngọc Chính, không thể chỉ chọn duy nhất một kịch bản mà cần chú trọng phát triển từng kịch bản phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH từng giai đoạn và cần có sự kế thừa và tiếp nối giữa các giai đoạn. Kịch bản tổng hợp này là một chuỗi của các quá trình phát triển hệ thống đô thị chuyển dần từ mô hình các cực tăng trưởng hiện nay (theo kịch bản vùng thành phố lớn) để xây dựng những đô thị đủ mạnh làm động lực cho các vùng và cho cả nước. Khi đó hệ thống đô thị sẽ tổ chức chặt chẽ theo các vùng lãnh thổ (kịch bản vùng lãnh thổ), đặt nền móng cho sự liên kết hệ thống theo vùng với một hệ thống đô thị đa cực, đa cấp bố trí hợp lý hơn trên cả nước, liên kết chặt chẽ hơn thông qua tổ chức theo cấu trúc KT - XH cấp quốc gia - vùng - tỉnh, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn rộng hơn, cần thấy rõ một hạn chế nữa là hiện chưa có quy hoạch không gian lãnh thổ quốc gia một cách toàn diện, đa ngành để làm cơ sở cho quy hoạch vùng và đô thị cũng như cho các quy hoạch ngành. Trong đó một nội dung quan trọng của quy hoạch không gian lãnh thổ quốc gia là việc phân vùng và xác định các đô thị động lực trung tâm vùng nhằm gắn kết mạng lưới đô thị nội vùng và liên vùng. Vấn đề phát triển hệ thống đô thị theo vùng lãnh thổ và liên kết vùng sẽ là xu hướng phát triển chính cho giai đoạn tới.

Do đó, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài chính, Bộ Tài chính Nguyễn Viết Lợi khuyến nghị, trước hết, Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị với các cực đô thị được liên kết; đô thị trở thành động lực thúc đẩy phát triển các vùng và liên kết vùng. Theo đó, xây dựng Chiến lược Quy hoạch đô thị động lực phát triển vùng và liên kết vùng; quy hoạch vùng và đô thị phải được đổi mới, tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới trong bối cảnh nhập quốc tế, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quy hoạch vùng và liên kết vùng cũng cần bảo đảm phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, lợi thế của từng vùng, thúc đẩy liên kết giữa các vùng trong cả nước. Trong đó, cần coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, nâng cao chất lượng đô thị, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia, giữ gìn môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, cân bằng sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

 

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 102

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 89


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 914545

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44282230



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach