20:33 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Hàng Việt đang mất chỗ ở siêu thị

Thứ tư - 06/04/2016 21:02
Dù chưa phải là thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với hàng hóa nước ngoài theo khuôn khổ các hiệp định thương mại này, song sự hiện diện của hàng ngoại đã tràn ngập tại khắp các siêu thị, chợ truyền thống của người Việt.

Theo các chuyên gia, những thương hiệu Việt đang mất dần, đặc biệt là thương hiệu của các DNNVV có nguy cơ “bật gốc” ra khỏi siêu thị. Trong các siêu thị hiện nay, hai lực lượng hàng hóa mạnh nhất là của các công ty đa quốc gia và hàng nhãn riêng của siêu thị.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN nhận định, đối sách quan trọng nhất để cạnh tranh với hàng hóa ngoại nói chung, hàng Thái Lan nói riêng, là DN nội phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối.

Thực tế, yếu tố khiến hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa thích là vì giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt một chút, và rẻ bằng một nửa so với hàng hóa có xuất xứ từ Châu Âu, nhưng chất lượng lại không thua kém là mấy.

Trong khi đó, sản phẩm do các DN nội sản xuất chậm đổi mới mẫu mã, chất lượng không đồng đều, nên chỉ phù hợp với người tiêu dùng thu nhập thấp. Trong điều kiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng, thì chất lượng đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu.

Một tín hiệu đáng mừng cho hàng Việt là sau gần 6 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo sự chuyển biến về ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong nhận thức của người tiêu dùng. Lượng hàng hóa Việt Nam sản xuất có chất lượng ngày càng nhiều.

Mặt tích cực nữa là việc lưu thông hàng hóa được cải thiện với nhiều kênh phân phối tỏa khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là việc đưa hàng Việt về các chợ truyền thống, nông thôn, vùng sâu vùng xa, các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, nơi có đông công nhân, người lao động đã được triển khai sâu rộng.

Hệ thống phân phối hàng Việt từng bước được tạo lập ở các địa phương, bước đầu hình thành các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng trên thị trường nội địa, góp phần làm thay đổi diện mạo của hệ thống phân phối hàng Việt, đưa hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng và tác động tích cực đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Thực tế, đây là bước đi hợp lý khi tận dụng thế mạnh “bản xứ” và né đi mũi nhọn thế mạnh của hàng ngoại tập trung ở đô thị lớn. Nhưng khi hàng ngoại “tràn” về những vùng mà hàng hóa Việt đang phân phối thì sẽ ra sao?

Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, DN sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, ngay cả các DN lớn chứ chưa nói đến các hợp tác xã, làng nghề truyền thống… đang phải chịu áp lực cạnh tranh về thị trường, giá và quảng cáo rất lớn từ nước ngoài. DN  ngoại chỉ cần quảng cáo nhiều ở truyền hình, báo điện tử hay mạng xã hội cũng có thể “bóp nghẹt” các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất trong nước.

Theo bà Lan, các DN sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm ngoại của Thái Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản thường đi theo đoàn, hội để “đánh” thị trường muốn tiếp cận. Họ tập hợp các DN lớn nhất, sản phẩm mạnh nhất để lên kế hoạch "chiến đấu". Nếu là DN độc lập, thì cũng là DN rất lớn, đa ngành, đa sản phẩm.

Thế nên, khi đưa hàng hóa sang Việt Nam, các DN này sẽ thực hiện ồ ạt, tiến hành các chiến dịch quảng cáo, và hiện diện rầm rộ… Điều này rất dễ khiến DN Việt choáng váng, còn người tiêu dùng thì thích thú với những sản phẩm mới và mạnh tay chi tiền.

Nguồn tin: Thời báo ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 913966

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44281651



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach