01:55 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Thiếu liên kết: Lúa chất lượng cao, giá trị chưa cao

Thứ hai - 28/03/2016 06:45
Dẫn chúng tôi thăm cánh đồng lúa đương thì con gái, Giám đốc HTX Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Tam Hưng (Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên cho biết: "Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lương thực chất lượng cao ngày càng tăng của người tiêu dùng Thủ đô, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, địa phương đã đưa các giống lúa chất cao vào sản xuất". Xã Tam Hưng có khoảng 730ha canh tác lúa thì hơn 500ha cấy Bắc thơm số 7, 150ha lúa nếp cái hoa vàng, diện tích còn lại cấy các giống như: Thiên ưu, TRV… Đáng mừng là gạo nếp cái hoa vàng Bối Khê của Tam Hưng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Gạo thơm Bối Khê".
 
1

 

Thu hoạch lúa chất lượng cao tại huyện Thanh Oai. Ảnh: Thái Hiền

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển cho biết, thời gian qua huyện đã tích cực đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất thử nghiệm nhằm tìm ra các giống lúa có năng suất, chất lượng ổn định để nâng cao hiệu quả canh tác. Thông qua chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của thành phố, huyện đã lựa chọn được giống lúa như Bắc thơm số 7, nếp cái hoa vàng có giá trị canh tác đạt gần 50 triệu đồng/ha, cao hơn giống lúa thường 1,3-1,5 lần. Nhận thấy lợi ích to lớn từ sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn nên nhiều xã như: Thanh Văn, Thanh Thùy, Mỹ Hưng, Kim Bài… đã không ngừng mở rộng diện tích canh tác lúa chất lượng cao. Sau 5 năm thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn, đến nay, Thanh Oai đã mở rộng diện tích lên tới 9.200ha, chiếm 68,3% diện tích canh tác lúa.

Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa, mô hình canh tác này, ngoài cho năng suất, chất lượng vượt trội, còn phát huy hiệu quả mối liên kết "bốn nhà" trong cung ứng và tiêu thụ lúa gạo. Còn ông Nguyễn Huy Oánh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Văn cho biết: Thương hiệu gạo Bồ Nâu của Thanh Văn nổi tiếng từ lâu nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ qua thương lái. Lượng gạo sản xuất không đủ cung cấp cho thị trường nhưng nông dân vẫn bị thương lái "ép giá" nên lợi nhuận chưa cao như giá trị thực. Ông Nguyễn Văn Thi, một nông dân xã Tam Hưng cho biết: Nông dân hạn chế về thông tin nên không nắm được giá cả; hầu hết các hộ thấy có lãi thì bán, nhưng so với giá thực tế đến tay người tiêu dùng, thương lái hưởng quá nửa phần lãi.

Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết: Để giúp nông dân Thanh Oai tiêu thụ lúa gạo, trung tâm đã tổ chức khâu nối, liên kết các doanh nghiệp, siêu thị với chính quyền địa phương, nông dân tham gia ký kết tiêu thụ gạo. Trước mắt sẽ đưa gạo tiếp cận với hệ thống siêu thị Fivimart và cửa hàng phân phối nông sản thực phẩm an toàn nhằm quảng bá sản phẩm rộng rãi đến với người tiêu dùng Thủ đô. Về lâu dài sẽ xây dựng chiến lược quảng bá, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất lúa gạo của huyện Thanh Oai.
Đỗ Minh

Nguồn tin: Hà Nội mới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 24994

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 922334

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44290019



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach