20:02 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Nông dân Bến Tre làm nông nghiệp hữu cơ theo PGS

Thứ ba - 10/05/2016 22:04
Bắt sâu về nhà nuôi, công việc nghe như có vẻ của những nhà khoa học, người làm nghiên cứu trong nông nghiệp, nhưng những người nông dân hai huyện Bình Đại và Ba Tri tỉnh Bến Tre đang thực hiện điều đó.


Đó là câu chuyện mà chị Ino Mayu, chuyên gia nông nghiệp từ tổ chức Seed to Table - “Từ hạt giống đến bàn ăn” cho biết trong buổi gặp gỡ với những người làm nông nghiệp sạch tại “Phiên chợ Xanh tử tế” lần thứ hai ở Trung tâm BSA ngày 07.05.2016 vừa qua.
 
Trong buổi gặp gỡ này, chuyên gia Ino Mayu đã giới thiệu về  “Hệ thống PGS và dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre”. 



 


Gần 70 bạn trẻ và những người nông dân đam mê làm nông nghiệp sạch đã tham gia chương trình giao lưu
 
Theo đó, tại Bến Tre, hiên nay đã có 3 nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo PGS, gồm nhóm Lộc Thuận (huyện Bình Đại), nhóm An Hòa Tây và nhóm Thị trấn Ba Tri (huyện Ba Tri).
 
Vậy PGS là gì? chị Ino Mayu nói vui, như cách hiểu của người Việt Nam thì đó là viết tắt của từ “phó giáo sư”.
 
Nhưng thực ra PGS thực chất không phải vậy. PGS là Participatory Guarantee System - Hệ thống bảo đảm cùng tham gia. Đây là hệ thống cấp chứng nhận hữu cơ cho nhóm hộ nông dân theo hình thức đảm bảo các bên cùng tham gia, bao gồm người nông dân, đơn vị cấp chứng nhận – hiện là các liên nhóm và Ban điều phối PGS tại các địa phương, và kể cả người tiêu dùng.
 
Để được cấp chứng nhận PGS, ít nhất 5 hộ nông dân phải hợp lại thành một nhóm canh tác theo phương pháp hữu cơ dưới sự kiểm tra của các liên nhóm và Ban điều phối PGS tại các địa phương. Chỉ những nhóm thực hiện sản xuất đúng yêu cầu mới được cấp chứng nhận. Năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận PGS là một hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa.


 


Dù là người Nhật Bản nhưng chị Ino Mayu chia sẻ với mọi người bằng tiếng Việt hoàn hảo
 
Ngay như chuyện bắt sâu về nuôi, những năm qua đã có tới 17 buổi học mà người nông dân Bến Tre phải thực hành. Chuyên gia người Nhật này cho biết, việc bắt các con côn trùng trong vườn rau đem về nhà nuôi để tìm hiểu đặc tính sinh trưởng và phát triển của chúng từ để có cách phòng chống sau này.
 
Không những phải bắt sâu nuôi, làm nông theo PGS thì người nông dân còn được tìm hiểu về việc trồng các loại cây như hoa, thảo dược để đuổi và dẫn dụ côn trùng, hay dùng phân bò, heo, cá để ủ và bón cho cây…
 
“Bạn sẽ thấy ruộng rau trong các nhóm làm nông theo PGS “lôm côm”, các loại rau mọc không đồng bộ, thống nhất, nhưng đó là sự chủ ý của chúng tôi”,
 
Chị Ino Mayu lý giải, trồng xen kẽ thêm các loại như húng, hành, hẹ… những cây này có tinh dầu, có mùi và côn trùng không thích điều đó.
 
Trong ruộng rau, người nông dân còn có những vườn hoa nhỏ xinh, tuy nhiên không phải trồng cho đẹp hay để bán, đó là cách dẫn dụ một số loại côn trùng ưa màu sắc để chúng đến với hoa và không phá hoại rau.
 
Tuyệt đối khi vào trong nhóm sản xuất theo PGS, người nông dân không bao giờ dùng thuốc trừ sâu, họ có những cách làm của riêng mình, đó là sử dụng thảo mộc.
 
Với tỏi, gừng, ớt xay nhuyễn ngâm cùng rượu khi phụt lên thì côn trùng chỉ có “ngất”, chị Ino Mayu cho biết.
 
Giáo dục các em nhỏ về hệ sinh thái tự nhiên


 


Rau của các hộ nông dân Bến Tre được nhiều người tiêu dùng thành phố đặt mua
 
Nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và tinh thần yêu thiên nhiên cho các em nhỏ, tổ chức Seed to Table còn hợp tác với trường tiểu học ở thị trấn Ba Tri (Bến Tre) để hàng tháng có thể đưa các em học sinh đến tham quan các vườn rau của các hộ nông dân trong nhóm.
 
Tại đây, các em nhỏ có thể cùng bắt côn trùng, tìm hiểu về côn trùng, về cây, hoa, cùng xem người nông dân làm như nào để có những bó rau tươi ngon, sạch sẽ.
 
Đặc biệt hơn, chị Ino Mayu còn tiết lộ, nhóm nông nghiệp hữu cơ từ Bến Tre hiện nay đã có logo, logo này chính do các em học sinh tiểu học tại thị trấn Ba Tri sáng tác theo một cuộc thi mà tổ chức Seed to Table phát động.
 
Chị Ino Mayu chia sẻ, “rất nhiều logo của các em nhỏ đẹp và ý nghĩa nhưng chúng tôi chỉ chọn một cái, chúng tôi đang làm thủ tục để đăng ký và in túi đựng rau cho bà con”.
 
Hết 190kg rau xanh
Ở lần tổ chức đầu tiên của Phiên chợ Xanh tử tế, các nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo PGS tại Bến Tre do một số điều kiện chỉ đem được 40kg rau lên, sau hơn 1h đồng hồ đã bán hết hàng. Đến phiên thứ hai, 190 kg rau của các hộ nông dân đã hết hàng sau ngày đầu tiên.
 
bài, ảnh Trần Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 852879

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44220564



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach