07:16 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Phân phối hàng Việt “tắc” ở ngân hàng

Thứ tư - 11/05/2016 07:31
Kênh phân phối mới

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết, mặc dù có gần 30 doanh nghiệp (DN) thuộc Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) đã sẵn sàng tham gia cung ứng hàng cho chương trình này, thế nhưng từ khi có chủ trương vào tháng 6/2015 đến nay vẫn đang “tắc” do sự thiếu sự hợp tác từ phía các ngân hàng.

Trong khi, nếu được triển khai thì hàng tiêu dùng Việt sẽ dễ dàng tiêu thụ tại 1.137 DN ở các KCX - KCN tại TP.HCM với tổng số 27.885 công nhân tham gia. Nếu thành công sẽ hình thành kênh phân phối mới cho hàng Việt, có ý nghĩa về mặt dân sinh. Nó sẽ giúp DN Việt mở rộng thị trường, tạo kênh phân phối vững chắc để cạnh tranh với DN bán lẻ ngoại. Kênh phân phối này cũng không mang tính độc quyền mà cần nhiều nhà cung cấp nội địa, để cùng giảm giá tốt cho công nhân.

 

Đa số công nhân sống tằn tiện, chỉ mua thực phẩm, hàng tiêu dùng giá rẻ tại các chợ, nên nguy cơ sử dụng hàng kém chất lượng, không an toàn. Trong khi đó, DN Việt có hàng hóa đảm bảo chất lượng, muốn bán hàng trả chậm cho công nhân với giá tốt nhất lại chưa có cách tiếp cận"
Theo ông Hồ Xuân Lâm, Phó giám đốc ITPC, phía FFA đã thành lập pháp nhân đại diện là Công ty FFC để làm đầu mối tổ chức Chương trình bán hàng trả chậm. Giữa IPTC và FFA thực hiện ký kết các thoả thuận hợp tác hỗ trợ với các nhà máy nơi Chương trình triển khai.

 

ITPC cũng làm cầu nối giới thiệu cho Công ty FFC với các ngân hàng có liên quan đến việc trả lương cho công nhân để thực hiện việc thu hộ số tiền mua chịu của công nhân từ đơn vị làm việc.

Tuy nhiên, thời gian qua do vướng sự hợp tác từ phía một số ngân hàng khi không thu hộ số tiền mua trả chậm, nên dù FFC đã chính thức hoạt động từ tháng 4/2015 nhưng việc bán theo phương thức trả chậm vẫn bế tắc. Trong khi đó, FFC đã làm việc với các nhà cung cấp hàng hoá để cung cấp hàng hoá có chất lượng cho Chương trình với giá cả ưu đãi (mức chiết khấu dành cho Chương trình từ 15% đến 20%) và xây dựng danh mục hàng hoá đáp ứng nhu cầu thực tế của người lao động (gồm nông sản, thực phẩm chế biến, nước chấm, nước uống, gia vị, thực phẩm khác, hàng hoá tiêu dùng…).

Ngân hàng cần hỗ trợ

Ông Hồ Xuân Lâm chia sẻ: “Đa số công nhân sống tằn tiện, chỉ mua thực phẩm, hàng tiêu dùng giá rẻ tại các chợ, nên nguy cơ sử dụng hàng kém chất lượng, không an toàn. Trong khi đó, DN Việt có hàng hóa đảm bảo chất lượng, muốn bán hàng trả chậm cho công nhân với giá tốt nhất lại chưa có cách tiếp cận”.

Thế nhưng, kênh kết nối cung cầu đang tắc ở khâu thanh, quyết toán từ phía ngân hàng (đã có trả lương qua thẻ ATM cho các DN tham gia Chương trình) do chưa chịu cấp hạn mức tín dụng với lãi suất ưu đãi 1 - 2% cho công nhân tại các DN tham gia Chương trình.

Lãnh đạo ITPC cho biết, nhiều tháng qua có làm việc với một số ngân hàng có liên quan về Chương trình (chẳng hạn như Vietcombank trả lương qua thẻ cho các công nhân tại KCN Vĩnh Lộc) nhưng vẫn chưa có kết quả, thậm chí rơi vào quên lãng. Phía ITPC đang mong mỏi các ngân hàng đã có trả lương qua thẻ ATM cho DN tại các KCX - KCN nên có sự hợp tác để cùng tham gia vào Chương trình, đưa ra hình thức hỗ trợ cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi cho công nhân có thu nhập thấp để giúp họ được tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá rẻ.

Thế Vinh

Nguồn tin: Báo Đấu thầu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 503

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 501


Hôm nayHôm nay : 90797

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 720128

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43231897



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach