23:33 EDT Thứ tư, 08/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Bó tay với tình trạng loạn giá!

Thứ sáu - 19/08/2011 09:45

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá hàng hóa và bình ổn thị trường đã được các tỉnh thành triển khai quyết liệt.

Tình trạng loạn giá của các sản phẩm khiến người tiêu dùng
mệt mỏi, mất lòng tin
Tuy nhiên trong lĩnh vực kiểm soát giá, tình trạng vi phạm về giá chưa được đẩy lùi, thậm chí còn gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức.
 
Tại TP. HCM khâu kiểm soát giá hàng hóa trên thị trường đã được các cơ quan chức năng ráo riết thực hiện, nhưng càng kiểm tra càng phát hiện ra sai phạm, thậm chí mức độ vi pham không giảm mà còn gia tăng. Trong 7 tháng đầu  năm, Chi cục QLTT TP. HCM xử lý hơn hơn 1000 vụ vi phạm về giá, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đã xử phạt hơn 4 tỷ đồng.
 
Các vi phạm do bán hàng không niêm yết giá (hơn 600 vụ), niêm yết giá bằng ngoại tệ không được phép, thu đổi ngoại tệ cao hơn giá niêm yết của ngân hàng, bán giá cao hơn giá niêm yết. Các mặt hàng vi phạm nhiều nhất về giá gồm thực phẩm, thuốc tây, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng các loại, máy móc, thiết bị, phụ tùng, vàng, ngoại tệ.
 
Theo một cán bộ QLTT TP. HCM, kết qủa phát hiện và xử lý trong vi phạm về giá từ đầu năm đến nay so với thực tế là rất thấp. Ghi nhận của Chi Cục QLTT TP. HCM cũng cho thấy, tình hình bán hàng niên yết và bán đúng giá niêm yết trên địa bàn thành phố vẫn chưa được kiểm soát triệt để, mức độ vi phạm ngày càng …biến tướng!
 
Tại một hội nghị triển khai thực hiện Luật Quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam diễn ra trước ngày Luật này có hiệu lực (1-7-2011), chợ Bến Thành cùng cùng với hệ thống siêu thị Saigon Co.opmart và Công ty Vissan đã ký cam kết bán hàng chất lượng và đúng giá. Tuy nhiên, sau hơn một tháng cam kết này được ký kết, người tiêu dùng đến chợ Bến Thành vẫn bị tình trạng nói thách, bán hàng qúa giá niêm yết vẫn tiếp diễn, trong đó nạn nhân chủ yếu là du khách nước ngoài.
 
Ông Phạm Văn Tân - Phó Ban quản lý chợ Bến Thành nhìn nhận, tình trạng nói thách, bán hàng quá giá niêm yết ở chợ Bến Thành hiện vẫn còn tồn tại nhưng so với trước đây đã được cải thiện nhiều. Bến Thành hiện có 1470 sạp chợ, trong đó 70% hàng hóa đã được niêm yết. Việc niêm yết giá trên hàng hóa là do tiểu thương tự làm, họ mua cao niêm yết giá cao, mua thấp niêm giá thấp, ban quản lý chợ chỉ có chức năng nhắc nhở bán hàng đúng giá niêm yết, trách nói thách quá cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
 
Giải thích về tình trạng nói thách đã trở thành truyền thống ở chợ Bến thành, ông Tân giải thích, tiểu thương đa số đều không nói thách quá cao mà phần lớn do người phụ việc trực tiếp bán hàng thực hiện khi chủ sạp vắng mặt. “Trước đây tiểu thương chợ Bến Thành đã từng cam kết nhất loạt không nói thách, kết qủa  mãi lực ở chợ giảm kinh khủng. Nói thách hơn 5% hoặc 10% giá thực, khi người mua bớt 5-10% thì món hàng được bán sát giá, thỏa mãn nhu cầu cả người bán và người mua.  Nói thách, trả giá là thói quen khi đi mua sắm của người Việt, vấn đề này đã trở thành tuyền thống không thể bỏ được. Vấn đề là đừng lợi dụng việc nói thách để móc túi người tiêu dùng”- ông Tân cho biết.  
 
Pháp luật cấm bán hàng niêm yết bằng ngoại tệ, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng/lần nhưng các cửa hàng kinh doanh máy tính, điện thoại, dịch vụ khách sạn, spa, du học…vẫn ngang nhiên vi phạm. Mới đây, Chi nhánh Công ty TNHH Pamas Spa và phòng khám trên đường Sương Nguyệt Anh, phường Bến Thành, quận 1 đã bị Chi Cục QLTT TP. HCM phát hiện và lập biên bản vi phạm vì niêm yết giá dịch vụ bằng USD.
 
Do đâu vi phạm về giá diễn biến phức tạp, gia tăng ? Theo ông Đặng Văn Đức, Chi Cục trưởng QLTT TP. HCM, do lực lượng để kiểm tra kiểm soát mỏng, mức xử phạt theo quy định hiện nay xử lý về vi phạm trong lĩnh vực giá còn nhẹ.
 
Cụ thể, Điều 14 (Nghị định 169/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá) hành vi không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 000-200 000 đồng đối với trường hợp doanh nghiệp tự niêm yết giá; phạt 200 000 -500 000 đồng đối với trường hợp do Nhà nước định giá.
 
Đối với hành vi liên kết độc quyền về giá (Điều 15), phạt tiền thất nhất 5 triệu đồng, cao nhất 20 triệu đồng. Hành vi đầu cơ tăng giá, ép giá (Điều 16)  bị phạt từ 3-10 triệu đồng. Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá, mức phạt cũng chỉ từ 3-10 triệu đồng.  
 
Các chuyên gia quản lý về giá cho rằng, Nghị định 169/2004/NĐ-CP hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế, mức chế tài không đủ mạnh để triệt tiêu các hành vi vi phạm. 
 
Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị chính quyền các tỉnh thành  tăng cường chỉ đạo công tác quản lý giá, bình ổn giá trên địa bàn; triển khai thực hiện quy định về đăng ký giá, kê khai giá; thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiên quyết dừng các trường hợp tăng giá bất hợp lý.
 
Ngoài thành lập các đoàn kiểm tra về giá và xử lý nghiêm vi phạm. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá, trong đó tập trung hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 169/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
 
Trước khi có quy định mới để quản lý giá và xử phạt những ai vi phạm, các cơ quan chức cần tích cực kiểm tra, xử lý, không thể bó tay  trước tình trạng móc túi hiên ngang người tiêu dùng như hiện nay.

Thế Vĩnh

Nguồn tin: Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 371

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 361


Hôm nayHôm nay : 56893

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 522652

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43890337



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach