01:41 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Đình chỉ chức chủ tịch HĐQT Đại học Hùng Vương của ông Đặng Thành Tâm

Thứ sáu - 02/03/2012 08:23
UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tạm ngừng tuyển sinh Đại Học, Cao Đẳng năm 2012 đối với Trường ĐH Hùng Vương để tập trung củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự...


Trên cơ sở kết luận thanh tra toàn diện Trường ĐH Hùng Vương của Thanh tra TP, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận vừa giao Sở Nội vụ trình UBND TP quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương, để tập trung kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan theo kết luận thanh tra.

Ngoài ra, UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tạm ngừng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 đối với Trường ĐH Hùng Vương để tập trung củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, công tác quản lý hoạt động của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.

UBND TP cũng sẽ có văn bản kiến nghị Thường trực Thành ủy TPHCM chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tập thể Đảng ủy, bí thư Đảng ủy Trường ĐH Hùng Vương do để mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài và không chấp hành chỉ đạo của UBND TP.


Bài đọc thêm

Trường ĐH Hùng Vương sai phạm lớn

Mỗi năm chi tiền thuê mặt bằng đến hơn 42 tỉ đồng nhưng nhiều mặt bằng đã không được sử dụng. Lập nhiều loại quỹ không rõ ràng với số tiền hơn 16 tỉ đồng

Sau khi Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận yêu cầu Sở Nội vụ TP trình quyết định cho UBND TP về việc tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương (Báo Người Lao Động ngày 1-3 đã thông tin), theo những tài liệu thu thập được, chúng tôi phát hiện hàng loạt sai phạm tại trường này diễn ra trong nhiều năm qua.

Chi, thu không rõ ràng

Trường ĐH Hùng Vương được thành lập từ năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2006, trường được chuyển từ hình thức dân lập sang tư thục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm Trường ĐH Hùng Vương thu về không dưới 50 tỉ đồng từ học phí, lệ phí… của sinh viên. Đây là một khoản thu không nhỏ, thế nhưng không hiểu nhà trường đã sử dụng khoản thu này thế nào mà khoản chi ra cũng xấp xỉ, trong đó chi nhiều nhất là thuê cơ sở vật chất để giảng dạy.
 
Từ khi thành lập đến tháng 8-2011, hầu hết các cơ sở đào tạo của trường đều được thuê lại của các cá nhân với nhiều hình thức như thuê nhà, nhà xưởng và thuê quyền sử dụng đất… Cụ thể, năm học 2008-2009, trường này thu được 46,954 tỉ đồng nhưng đã chi ra 42,541 tỉ đồng, trong đó chi cho việc thuê cơ sở để giảng dạy và khấu hao sửa chữa lên đến hơn 16 tỉ đồng.

Ngoài ra, một số mặt bằng trên đường Võ Thị Sáu (quận 3), Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), dù được trường sử dụng và trả tiền thuê đất nhưng có nhiều thời điểm không được ký hợp đồng như quy định. Ngược lại, một số mặt bằng dù đã được trường ký hợp đồng nhưng chưa tiếp nhận và đưa vào sử dụng như mặt bằng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), mặt bằng lô 46 Công viên Phần mềm Quang Trung…

Ngoài vung tay trong việc chi tiền thuê cơ sở giảng dạy, Trường ĐH Hùng Vương còn lập ra nhiều loại quỹ không rõ ràng với số tiền rất lớn, được lập ra từ chênh lệch thu chi, như quỹ bảo tồn vốn, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và có cả quỹ… hiệu trưởng. Chỉ riêng ba loại quỹ: dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi, tính đến ngày 31-12-2009, số dư đã hơn 16 tỉ đồng.

Nợ thuế Nhà nước

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 8-1995 nhưng đến tháng 5-2008, hiệu trưởng của trường mới đăng ký kê khai nộp thuế với tổng doanh thu chưa đăng ký kê khai nộp thuế từ năm 1995 đến năm 2006 là hơn 115 tỉ đồng, chênh lệch thu chi khoản 20 tỉ đồng.

Trong đó, năm học 2007-2008, 2008-2009 và 2009-2010, qua thanh tra, Thanh tra Cục Thuế TP đã yêu cầu nhà trường phải nộp khoảng 5,5 tỉ đồng tiền nợ thuế (trong đó thuế truy thu là 3,7 tỉ đồng, tiền phạt thuế hơn 1,7 tỉ đồng). Hiệu trưởng trường đã trích từ quỹ dự phòng tài chính để nộp cho thanh tra.

Ngoài việc nợ thuế, Trường ĐH Hùng Vương còn tự ý giữ lại tiền sau khi trích nộp theo quy định mà không kê khai với số tiền hơn 6 tỉ đồng doanh thu từ năm học 2007-2008 đến nay của hai đơn vị trực thuộc là Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực với số tiền gần 5 tỉ đồng và Khoa Quản trị bệnh viện với số tiền hơn 1,2 tỉ đồng.

Chưa kể, số tiền 470 triệu đồng doanh thu từ hoạt động liên kết đào tạo với Trường CĐ Cộng đồng Sóc Trăng năm học 2007-2008 và 2009-2010 cũng không được kê khai.

Cổ đông ảo
Ngoài những sai phạm liên quan đến tài chính, từ khi chuyển sang mô hình tư thục, việc góp vốn của cổ đông còn nhiều mập mờ. Trong một số giai đoạn, số tiền góp vốn và số cổ đông không khớp thực tế, thậm chí có cả cổ đông ảo.
Công tác quản lý tài chính của trường này cũng bị thả nổi, cụ thể: Không lập hóa đơn đối với các khoản thu từ hoạt động liên kết đào tạo, thu học phí của các lớp ngắn hạn, lệ phí cấp chứng chỉ, cấp giấy chứng nhận; không theo dõi, hạch toán nguồn thu, chi phí phát sinh từ tiền tài trợ học bổng vào báo cáo tài chính của trường dẫn đến việc giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường tự ý quản lý và sử dụng nguồn thu trên tài khoản cá nhân với số tiền trên 126 triệu đồng. Điều đáng ngạc nhiên là trung tâm này còn tự ý vay tiền cá nhân với lãi suất cao để chi học bổng, trợ cấp sinh viên cho hai năm học 2007-2008 và 2008-2009 với số tiền không nhỏ.
 
 
Theo Thu Hồng
NLĐ

Nguồn tin: NLĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 34723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 867180

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44234865



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach