19:50 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Giải bài toán xuất khẩu đường

Thứ ba - 28/02/2012 07:11
Nhiều ý kiến cho rằng, liên bộ Công Thương và Nông nghiệp "hơi vội vàng" khi cho phép doanh nghiệp xuất khẩu.


Sau nhiều lần đồn đoán và tranh cãi, cuối cùng Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đồng ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu 150.000 tấn đường. Số lượng này ít hơn 100.000 tấn mà Hiệp hội Mía đường đã kiến nghị.

Hiệp hội Mía đường cho rằng nguồn cung đường năm 2012 ước đạt 1,6 triệu tấn, nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, dự báo nhu cầu tiêu thụ đường chỉ đạt khoảng 1,3 triệu tấn trong năm nay, dư 300.000 tấn. Trước đó hiệp hội đã kiến nghị cho phép xuất 250.000 tấn đường dư thừa.

Việc doanh nghiệp đường phép xuất khẩu đường đã trút bỏ ít nhiều áp lực về vốn trong kinh doanh.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, liên bộ Công Thương và Nông nghiệp "hơi vội vàng" khi cho phép doanh nghiệp xuất khẩu. Sản lượng đường dự báo sẽ dư thừa trong năm nay, nhưng thực tế, thời điểm này mức cung đường chưa cao. Lượng đường xuất khẩu có thể gây thiếu hụt nguồn cung trong nước, gây bất ổn thị trường và người tiêu dùng phải mua đường với mức giá cao.

Dù quan điểm của Hiệp hội Mía đường vẫn cho rằng lợi ích của người nông dân, nhưng thực tế giá mua mía từ nông dân của doanh nghiệp đang tiếp tục giảm mạnh so với vụ mía đường trước. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận giá mua mía từ nông dân đang giảm, do giá đường bán ra trên thị trường đang giảm mạnh. "Hiện các nhà máy đường đang bị lỗ và giá bán ra thấp hơn mức giá thành, nên chúng tôi buộc phải giảm giá mua mía nguyên liệu", ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường, nói.

Hiện các doanh nghiệp chỉ giảm những hỗ trợ về vật tư sản xuất trồng mía. Hiệp hội cũng đã khuyến cáo các nhà máy không giảm giá mua mía từ nông dân thấp hơn mức 900 đồng/kí lô gam mía 10 chữ đường. Dù đã khuyến cáo, nhưng thực tế, các nhà máy đường đang tiếp tục giảm giá thu mua mía từ nông dân với lý do các nhà máy đang lỗ và không có vốn cho sản xuất vụ sau.

Hiệp hội Mía đường cho rằng, xuất khẩu đường sẽ đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân trong bối cảnh giá cả tăng cao, nhưng thực tế nông dân vẫn chưa được hưởng lợi từ quyết định cho phép xuất khẩu đường của Nhà nước. Trong khi đó, giá đường xuất khẩu vẫn rẻ hơn hơn giá đường trong nước. Các doanh nghiệp ngành đường có thể giữ giá đường để duy trì và đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ trong nước với giá ổn định hơn là xuất đi với giá thấp. Bởi khi xuất khẩu, lượng đường thiếu hụt sẽ tạo điều kiện cho lượng đường nhập lậu giá rẻ tiếp tục tràn vào Việt Nam gây thiệt hai cho nền sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Đình Bích, Chuyên gia thương mại của Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, vấn đề của ngành đường hiện nay không phải là Nhà nước cho phép xuất khẩu hay ngưng xuất khẩu mà điều quan trọng vẫn là dự báo tốt cung cầu để đưa ra những quyết định hợp lý nhằm bình ổn giá đường trong nước. Bên cạnh đó, ngành đường cần tiến đến mô hình quản lý ngành đường theo hướng hiệu quả hơn để dung hòa lợi ích giữa người nông dân, người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Đơn cử, ở Thái Lan, quốc gia xuất khẩu đường đứng thứ hai thế giới, với sản lượng thu hoạch hơn 10 triệu tấn/năm vẫn quản lý và bình ổn tốt thị trường đường của họ. Khi mùa thu hoạch đường vào vụ, Thái Lan dành ra một lượng đường nhất định để tiêu thụ trong nước theo dự báo cung cầu của năm đó. Với số lượng đường tiêu thụ ở thị trường quy định, các doanh nghiệp phải tuân thủ theo mức giá thị trường với biên độ dao động về giá không lớn.

Doanh nghiệp tăng giá đột biến sẽ bị nhà nước phạt nặng. Lượng đường còn lại doanh nghiệp tự do xuất khẩu theo mức giá thỏa thuận với đối tác sao cho doanh nghiệp có lời và thu hồi được vốn. Ngoài ra, mức hạn ngạch mà Chính phủ Thái giao cho các doanh nghiệp nước này xuất khẩu, doanh nghiệp không được bán ra thị trường để tránh ảnh hưởng đến nguồn cung, gây xáo trộn thị trường nội địa. Việc tách bạch giữa kinh doanh nội địa và xuất khẩu của mặt hàng đường đã giúp cho chính phủ quản lý và bình ổn mặt hàng này dễ dàng hơn.
Sản lượng đường của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm tới, lượng đường dư dôi ra buộc phải xuất khẩu. Nhưng cách điều hành cách nào cho hiệu quả và dung hòa được lợi ích của các bên là điều mà người nông dân mong đợi nhiều nhất ở các cơ quan quản lý. Bởi nếu làm không khéo, giá đường giảm dẫn đến giá mía giảm, người nông dân buộc phải tiếp tục chặt bỏ đi những sản phẩm của mình như họ đã làm trong những năm qua. Sau nhiều năm lao đao với điệp khúc “được mùa rớt giá”, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm mà nông dân phải được hưởng thành quả trên cánh đồng mía của mình.

Theo Sơn Nghĩa

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 415

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 412


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 658210

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43169979



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach