00:58 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Hội sách lớn nhất ĐBSCL: Thành thị - nông thôn, bên thừa bên thiếu

Thứ tư - 01/04/2015 07:07

Hơn 200 gian hàng của 56 đơn vị xuất bản, phát hành sách trong cả nước với khoảng 1,8 triệu ấn phẩm các loại tham gia hội sách lớn nhất ĐBSCL, từ ngày 26-31.03.2015, tại công viên Lưu Hữu Phước, TP Cần Thơ. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội sách với chủ đề “Sách – Tri thức và Văn hóa” và triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.



Đông đảo giới trẻ Cần Thơ tham gia hội sách lớn nhất ĐBSCL


Nội ô nhộn nhịp


Ngày nào cũng đông khách, nhất là lớp trẻ. Họ bị cuốn hút vào những ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: sách văn học, văn hóa xã hội, sách kinh tế, khoa học kỹ thuật, sách ngoại văn, sách điện tử, sách thiếu nhi, tiểu thuyết, truyện, phim ảnh, văn phòng phẩm… tùy từng loại sách sẽ được bán với giá ưu đãi, giảm từ 10 - 50%. 

Bên cạnh đó, mọi tầng lớp cư dân tới xem triển lãm lần đầu tiên về chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, đây là lần thứ 22 tổ chức triển lãm về chủ đề này ở trong nước, kể từ lần triển lãm đầu tiên tại Hà Tĩnh vào tháng 06.2013.  Tuy nhiên, lần triển lãm tại TP Cần Thơ là có tư liệu dồi dào nhất.



Theo chị Võ Hồng Phương, quản lý bán hàng Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông Lệ Chi, trong ngày đầu tiên của hội sách, rất đông khách đến tham quan và mua sách, đặc biệt là giới trẻ. Sách nghiên cứu, kỹ năng mềm, kinh tế bán chạy nhất. Nguyễn Hoàng Linh, sinh viên trường ĐH Cần Thơ từ trước đến giờ thường mua sách ở nhà sách Phương Nam, TP Cần Thơ và lần này nhìn thấy nguồn sách rất phong phú tại đây. Lê Trọng Nam, học sinh trường THPT Châu Văn Liêm nói: “Em rất thích truyện, có thời gian rảnh thường vô các nhà sách Phương Nam và FAHASA để tìm đọc. Tại hội sách lần này, giá được giảm, vừa túi tiền học sinh, sinh viên.”


Ngoại ô thiếu sách tham khảo, giải trí


Bà Hai Thuận, chủ tiệm văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh ở chợ Vàm Xáng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 15 km, cho biết: “Học sinh ở xã ít đọc sách, hay nói đúng hơn là thiệt thòi hơn học sinh ở chợ. Thứ nhất là kinh tế gia đình không có (hầu hết làm nông nghiệp), thứ hai là ở xã không đầy đủ chủng loại như ở thành phố. Phụ huynh mấy đứa nhỏ ở xã, huyện chỉ mua sách giáo khoa, sách gì liên quan tới chuyện học hành cho con cái, chứ sách giải trí rất khó bán, nhà nào khá giả chút thì chở con ra trung tâm tìm các nhà sách lớn mua.”


Phạm Minh Tâm, sinh viên trường ĐH Tây Đô kể, hồi đi học ở quê (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) không có thư viện ở xã, muốn kiếm cuốn truyện đọc cũng không có. Tâm vẫn thích đọc cầm sách đọc hơn là sách điện tử, vì dễ đọc, có thể đánh dấu những nội dung mình thích, cần ghi chú, ngoài ra có thể giữ làm kỷ niệm và muốn xem lại lúc nào cũng được.


Lê Thị Thùy Trang, học sinh trường THCS Lương Thế Vinh, Ninh Kiều, TP Cần Thơ nói, hiện nay gia đình em đã có máy vi tính, nên thường xem, đọc, nghe trên mạng, chỉ khi nào thích và muốn giữ lại để xem nhiều lần thì em mới nói với ba mẹ mua sách.


Mở rộng kênh phân phối ở vùng sâu


Mới phân phối ở hai điểm tại Cần Thơ là Nhà sách Phương Nam và nhà sách FAHASA, chị Nguyễn Thị Yến Linh, phó giám đốc kinh doanh AlphaBooks ngoài giới thiệu, bán sách tại hội sách còn có ý định muốn tìm đại lý để mở rộng thêm thị trường.
“Ngoài việc giảm giá đúng với quy định của ban tổ chức, chúng tôi còn giảm thêm đối với các sách giải trí, kinh doanh. Đồng thời, đối với những sách đã tái bản, chúng tôi bán đồng giá từ 5.000 – 30.000 đồng/quyển sách,” Chị Linh cho biết thêm.



Theo chị Hồ Kiều Oanh, nhà sách Hồng Ân, chuyện thiếu sách giải trí, tham khảo ở vùng nông thôn là điều dễ hiểu vì hiện nay, các nhà sách phải cạnh tranh với nhau, ở thị trường thành thị cũng phải cạnh tranh khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khó mở rộng được kênh phân phối với vùng sâu, vùng xa vì phải đầu tư chi phí (nhân lực, tài chính, thời gian, vận chuyển,…).


Anh Dương Duy Phương, gian hàng sách TIKI.VN cho rằng, để thị trường sách ở vùng nông thôn sôi động. Đó là vấn đề vì doanh nghiệp sẽ đầu tư chi phí cao, khó có lợi nhuận. Nếu nhà nước mở rộng đầu tư  vào trung tâm Văn hóa, thư viện… theo chiều sâu,   doanh nghiệp tham gia thì môi trường phát triển văn hóa đọc mới được cải thiện.


 “Trước đây, các ngày hội sách chủ yếu là do doanh nghiệp tự đứng ra làm, thường chọn trường học là nơi để thực hiện, vì đây là đối tượng khách hàng chủ yếu. Ở Cần Thơ, đây là lần đầu tiên hai đơn vị lớn là Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND TP Cần Thơ đứng ra tổ chức với quy mô lớn, doanh nghiệp rất ủng hộ. TP Cần Thơ là một trong năm điểm bán sách chạy nhất,” anh Phương nói.
 
Bài và ảnh: Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 23922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 963374

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44331059



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach