22:43 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Thiên tai và nhân tai

Thứ năm - 17/03/2016 00:47
Theo báo điện tử Dân Trí: “Đến hôm nay 10/3, đã có thêm 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh công bố thiên tai do hạn, mặn ở cấp độ 1 (mức nguy hiểm). Trước đó sáu tỉnh công bố thiên tai do hạn, mặn gồm: Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cà Mau”. Như vậy đã có 8/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) công bố thiên tai!

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã thốt lên rằng: “Đây là trận thiên tai nghiêm trọng, gần 100 năm mới có một lần. Tôi còn sợ có những diễn biến mà không ai trong chúng ta hình dung được”. Ông cho rằng: “Hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay không phải là câu chuyện nhất thời. Những gì chứng kiến là dấu hiệu biến đổi khí hậu lớn hơn. Sự đe dọa với ĐBSCL là nghiêm trọng và nghiêm trọng hơn dự báo.

Ngày 7-3-2016, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm, là vị trí chiến lược, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả nước. Tuy nhiên, khu vực này đang bị thiên tai rất nghiêm trọng và còn diễn biến phức tạp. Vì vậy cả hệ thống chính trị phải vào cuộc cùng nhân dân ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm”.

Thiên nhiên có quy luật mà con người và vạn vật như con chim, con kiến, con ong... có thể nhận biết với mức độ khác nhau để ứng phó, tồn tại. Ngoài những hiện tượng có tính quy luật và biến đổi từ từ, những hiện tượng cực đoan hơn được gọi là thiên tai; trên thiên tai như động đất lớn, sóng thần hoặc sự va chạm thiên thạch vào trái đất... là thảm họa thiên nhiên. Định nghĩa sao cho chuẩn là khó vì còn do thái độ ứng xử của con người mà hậu quả của nó có được con người làm dịu bớt tới đâu (hay không).

Những hiện tượng thời tiết có dấu hiệu cực đoan như rét đậm, rét hại ở miền Bắc; khô hạn gay gắt ở miền Trung và Tây Nguyên; hạn - mặn xâm nhập ĐBSCL không chỉ mới xảy ra năm nay, tuy rằng năm nay nghiêm trọng hơn. Tất cả đều được các cơ quan chức năng hữu quan quốc tế và quốc gia dự báo và nó cũng từ từ diễn ra, không lạ. Ta biết các quốc gia thượng nguồn sông Mêkông, nhất là Trung Quốc làm rất nhiều đập thủy điện ngăn nước về hạ nguồn, trong đó có ĐBSCL, từ hàng chục năm rồi nhưng ta ứng xử ra sao?

Bây giờ nước mặn ngập đến chân rồi, phải làm sao đây chứ không nên đổ thừa cho thiên tai. Trách nhiệm này là của Nhà nước, nhà khoa học, còn người dân (nông dân) chỉ là người lao động hay như người lính “chỉ đâu đánh đó” mà thôi!

Sự bất trắc trong tính toán (sai lầm trong quy hoạch) cùng cái tâm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng phó của những người và cơ quan có trách nhiệm là... nhân tai, vô hình trung cộng hưởng với thiên tai thành cái... thê thảm nhân sinh! Rừng Trường Sơn, Tây Nguyên bị tàn phá để cho Nam Trung bộ và Tây Nguyên bị hạn thê thảm, sa mạc hóa... rồi cho là thiên tai, đổ thừa El-Nino là không thuyết phục.

Ở ĐBSCL bây giờ chỉ còn 5/13 tỉnh, thành nước mặn chưa vào nội đồng. Tuy là một trong năm tỉnh chưa có mặn nhưng An Giang cũng đã giáp ranh mặn rồi. Thấy nhiều nơi khoan giếng lấy nước ngọt tôi nhớ đến tinh thần Quyết định 99/TTg của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Mỗi lần về ĐBSCL, về An Giang làm việc bao giờ ông cũng nêu vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ gây ra thiếu nước ngọt cho dân. Có lần, khi đi thị sát kinh T5 (nay là kinh Võ Văn Kiệt) ông nói với anh em ở An Giang: “Các đồng chí nên nghĩ việc khơi lại lòng sông cổ xuyên qua Bảy Núi (do vệ tinh chụp được dưới lòng đất) làm hồ chứa nước ngọt hoặc trước mắt làm nhà máy, đặt đường ống cấp nước kinh Vĩnh Tế bán cho tỉnh Kiên Giang, vì Hà Tiên và Rạch Giá sẽ nhiễm mặn hết bây giờ”. Không ngờ lời ông nay thành sự thật - tám tỉnh, trong đó có Kiên Giang không còn đủ nước ngọt cho dân!

Liên kết với việc từ sau khi hoàn thành hệ thống thoát lũ ra biển Tây (1996-1999), tình hình ngập lụt ở An Giang đã được cải thiện cho đến nay. Vậy con người có khả năng chế ngự thiên nhiên được phần nào! Thậm chí Nga, Mỹ còn đang nghiên cứu chống thiên thạch lớn va chạm trái đất! Vấn đề là thể chế, cơ chế và pháp chế nào bảo đảm nghiêm túc cho hoạt động khoa học phục vụ con người?

Năm 1993 khi đến Đài Loan, tôi nghe người ở đây nói Đài Loan nằm trên vành đai động đất Thái Bình Dương nên chính quyền quy định động đất dưới 7 độ richter mà nhà hay chung cư bị sập thì bắt chủ thầu xây dựng trước tiên. Hôm rồi đọc báo, nghe đài nói động đất ở đó mới 6,8 độ richter mà chung cư bị sập, đã có 5-6 người cùng nhóm với chủ thầu xây dựng bị bắt. Pháp chế người ta vậy đó!

Bây giờ nước mặn ngập đến chân rồi, phải làm sao đây chứ không nên đổ thừa đổ thiếu cho ai và càng không nên lặp lại những câu hỏi ngặt với dân như trước là “trồng cây gì, nuôi con gì?” hoặc đành xuôi tay “sống chung với mặn” như từng “sống chung với lũ” hay chuyển dịch cây trồng vật nuôi chung chung mà không biết ai làm, làm sao. Nên nhớ rằng chuyển dịch lúa mùa nổi sang lúa ngắn ngày có tưới hai vụ/năm ở An Giang phải mất ngót 30 năm (1975-2005) mới hoàn chỉnh. Trách nhiệm này là của Nhà nước, nhà khoa học, còn người dân (nông dân) chỉ là người lao động hay như người lính “chỉ đâu đánh đó” mà thôi!

Giá gạo “tăng nhiệt” theo nắng hạn

Gần đây, các kênh thông tin từ trung ương đến địa phương đều đồng loạt phản ánh sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nghiêm trọng do nắng hạn. Trong tình hình thực tế đó, giá lúa gạo đang “tăng nhiệt” dần theo nắng hạn và nhiều cơ hội xuất khẩu mở rộng hơn.
Ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre) cho rằng sản lượng gạo sẽ sụt giảm do nắng hạn “cũng đã có những tác động tích cực đến việc định hình mặt bằng giá lúa gạo ở thị trường trong nước”.

Thực tế, lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp hiện được thương lái thu mua tại ruộng của nông dân ở ĐBSCL với giá dao động quanh mức 4.600-4.650 đồng/ki lô gam, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 300-350 đồng/ki lô gam. Về sản lượng lúa vụ đông xuân 2015-2016 của toàn vùng ĐBSCL dự kiến đạt khoảng 10 triệu tấn, tính ra, tổng lợi nhuận mà nông dân thu được cao hơn cùng kỳ năm ngoái (do giá bán cao hơn) khoảng 3.000-3.500 tỉ đồng.

Mức giá (cao) này còn có sự đóng góp tích cực của yếu tố xuất khẩu nhưng nắng hạn cũng là yếu tố mang tính quyết định đến việc các nước tăng nhập khẩu. Các nước quyết định mua gạo từ Việt Nam sớm hơn, thay vì chần chừ “ép giá” như mọi năm. Điều này được thể hiện qua thống kê lũy kế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo 2016 của các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA). Đến ngày 20-2-2016, con số này đã đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2015, El-Nino đã xảy ra ở Philippines và Indonesia ở mức “kỷ lục” nên hai quốc gia này đã nhập khẩu hàng triệu tấn gạo để dự trữ. Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2016, Indonesia sẽ nhập khẩu đến hai triệu tấn gạo và con số nhập khẩu của Trung Quốc là năm triệu tấn.

Trung Chánh


Nguyễn Minh Nhị

Nguồn tin: TBKTSG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 432

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 431


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 673306

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43185075



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach