Tại cuộc họp báo trước hội nghị Lập lại thị trường phân bón diễn ra ngày 26/9 đã ghi nhận nhiều ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý chức năng liên quan đến thực trạng phân bón giả, phân bón nhập khẩu đến doanh nghiệp sản xuất trong nước và với người nông dân.
Ông Thuý ví von rằng, hệ thống lợi ích nhóm, bảo kê của các lực lượng thi hành công vụ tham gia tiếp tay cho gian thương, các thành phần này như “quả bom nổ chậm” phá hoại Nghị định, Thông tư, bóp méo sự thật, bóp méo pháp luật gây thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân và nền nông nghiệp trong nhiều năm qua.
Vị đại diện Hiệp hội phân bón dẫn số liệu thống kê cho biết, một thị trường 2 tỷ USD, 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng bán ra trên 48 tỉnh, thành nhiều lợi ích đang khiến không ít các đối tượng nhảy vào để làm giả từ sản phẩm đến con dấu kiểm định.
Trong đó, vụ việc xảy ra tại CTCP Phân bón Thuận Phong (Đồng Nai) do Văn phòng thường trực 389 phát hiênh, đã được kết luận phân bón giả với 19/29 mẫu không phù hợp, và Bộ Công Thương cũng kết luận có 8 mẫu phân bón giả.
“Tuy nhiên, thực tế, hơn một năm qua vụ việc chưa được Thủ tướng kết luận tỉnh Đồng Nai cho dỡ niêm phong và tha, xử lý hành chính. Việc này có cho là điển hình về lợi ích nhóm hay không?”, ông Thuý đặt câu hỏi và đề nghị cần có chế tài nghiêm khắc về vụ việc này.
Cũng tại cuộc họp báo, đại diện Hiệp hội Nông dân cũng cho biết, lợi ích nhóm nằm ở vụ việc mới đây khi Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết luận số 235 kiểm tra 11 trung tâm khảo nghiệm, kiểm định thì 100% đơn vị đều vi phạm các nghị định thông tư và quản lý khảo nghiệm phân bón. Theo đó 11 trung tâm đã cấp khống, cấp sai hàng chục nghìn mẫu phân bón cho hàng trăm doanh nghiệp.
Chuyên gia phân bón, ông Nguyễn Đăng Nghĩa cũng cho biết, 11 tổ chức khảo, kiểm nghiệm phân bón sai phạm, kiến thức kém và quản lý kém cần tác động để buộc 11 đơn vị trả tiền.
Phạt hành chính như “gãi ghẻ”
Một trong những nguyên nhân được đưa ra tại cuộc họp liên quan đến thực trạng phân bón giả hoành hành, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, người tiêu dùng Việt có thói quen “sính ngoại”, phân bón ngoại cũng thích
Bên cạnh đó, ông Hùng cho biết, các vụ việc phân bón giả bị phát hiện nhưng không được xử lý điển hình như vụ việc Thuận Phong, và chưa có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe.
“Xử lý vi phạm phân bón giả bằng hình thức hành chính trong khi các doanh nghiệp sản xuất lãi hàng trăm tỷ nhưng tiền xử phạt quá thấp nên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn lộng hành”, ông Hùng nói.
Vị này còn so sánh, việc xử phạt đối với các doanh nghiệp làm phân bón giả như “gãi ghẻ” nên doanh nghiệp sẵn sàng sai phạm và nộp phạt là xong. “Chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi là tại sao có nhiều vụ sản xuất mà các lực lượng thực thi có thông tin tổ chức kiểm tra thì các cơ sở đóng cửa và bỏ trốn. Vậy có ai báo cho các lực lượng này? Số lượng sản phẩm giả lên tới hàng nghìn sản phẩm, cho thấy lực lượng không nhỏ cán bộ biến chất, có quyền lợi riêng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Về vấn đề này, đại diện Cục Hoá chất, Bộ Công Thương cho biết, việc quản lý phân bón giả, phân bón kém chất lượng Bộ chắc chắn không đủ nguồn lực kiểm tra do vậy việc phân cấp quản lý cho địa phương là cần thiết.
Nguồn tin: bizlive
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 136
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 132
Hôm nay : 32935
Tháng hiện tại : 617151
Tổng lượt truy cập : 50035785