03:51 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

152 ngàn tỉ đô la, nợ toàn cầu lập mức kỷ lục mới

Thứ năm - 06/10/2016 06:54
Báo Wall Street Journal dẫn lời Giám đốc Ban Tài chính của IMF Vitor Gaspar nhận định nợ cao trong khi tăng trưởng kinh tế ảm đạm làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính. Cụ thể, mức nợ cao thường khiến các cuộc suy thoái tài chính tác động sâu và kéo dài hơn. Hơn nữa, nợ tư nhân quá cao là rào cản lớn đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu và đe dọa ổn định tài chính.

Theo IMF, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Việc các ngân hàng trung ương đua nhau cắt giảm lãi suất để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã khuyến khích hoạt động vay nợ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại gây khó khăn cho các nước và doanh nghiệp trong việc cắt giảm gánh nặng nợ nần.

IMF nhấn mạnh nếu không có quá trình giảm nợ, các nước sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính, dễ phát triển thành suy thoái. Để hỗ trợ quá trình giảm nợ, cần khôi phục tăng trưởng và đưa lạm phát trở về mức bình thường. Những việc này đòi hỏi các chính phủ phải kích thích tăng trưởng thông qua đầu tư, cải cách tài chính và kinh doanh, đưa ra các chương trình mục tiêu để giúp các công ty giảm nợ.

Đối với Trung Quốc, IMF cảnh báo với tổng số nợ chiếm 250% GDP và hy vọng phục hồi kinh tế không chắc chắn, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc có thể tăng cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán ngày càng lớn và thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, nếu không giải quyết được các vấn đề cơ cấu kinh tế, mọi nỗ lực của Trung Quốc có nguy cơ tan thành mây khói.

Kinh tế Trung Quốc tác động mạnh đến các nước mới nổi

Trung Quốc, một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, đang thực hiện chính sách tái cân bằng với các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ nội địa và giảm phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế Trung Quốc lại khó khăn hơn dự kiến. Năm 2015, GDP của Trung Quốc chỉ tăng 6,9% - mức thấp nhất 25 năm qua. Theo IMF, GDP của Trung Quốc chỉ ở mức 6,9% vào năm 2016, sau đó giảm xuống còn 6,2% vào năm 2017.

Khi kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đi xuống. Hậu quả là xuất khẩu nguyên liệu của các nước mới nổi giảm, trong khi đây lại là nguồn thu quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng của các nước này.

Theo IMF, việc hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và viễn cảnh ảm đạm về giá các sản phẩm cơ bản vẫn là những yếu tố quan trọng tác động đến triển vọng của các nước mới nổi và gây áp lực cho doanh nghiệp tại các nước mới nổi cũng như các nước đang phát triển - nơi có nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với những khoản nợ cao, sau thời kỳ huy động tín dụng ồ ạt từ năm 2002-2012.

Trường hợp ngoại lệ trong nhóm các nước mới nổi là Ấn Độ: Nước này có mức tăng trưởng ngoạn mục, dự báo là 7,6% năm 2016 và 2017.

Trong khi đó, Nga và Brazil vẫn trong tình trạng suy thoái vào năm 2016.

Cụ thể, Brazil sẽ có mức tăng trưởng âm 3,3% vào năm 2016, dù viễn cảnh kinh tế bớt bi đát hơn từ khi Tổng thống Dilma Rousseff bị phế truất vào tháng 8-2016, trước khi đạt mức 0,5% vào năm 2017.

Nền kinh tế Nga có vẻ bình ổn hơn nhưng sẽ vẫn bị suy thoái trong năm 2016 (-0,8%) do bị phương Tây trừng phạt kinh tế vì can thiệp vào Ukraine và giá dầu giảm mạnh. Tuy nhiên, Nga có thể đạt mức tăng trưởng 1,1% trong năm 2017.

Trong khi đó, nhóm 5 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) vẫn duy trì mức tăng trưởng khoảng 4,6% trong năm 2016.

IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu vẫn ở mức khoảng 3,1% năm 2016 và 3,4% năm 2017.

WB nâng dự báo tăng trưởng Đông Á - Thái Bình Dương

Trước đó, trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương công bố ngày 4-10, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tiếp tục nhích lên trong giai đoạn 2016-2018. Theo đó, GDP toàn khu vực được dự báo tăng 6,4% năm nay và 6,2% năm tới - cao hơn dự báo trước đó lần lượt là 6,3% và 6,2%.

Reuters cho biết WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm nay và năm tới của Trung Quốc ở mức 6,7% và 6,5% nhưng lại hạ tốc độ tăng trưởng năm 2018 xuống còn 6,3%. WB cho rằng tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ chậm lại khi nước này tiếp tục tái cân bằng nền kinh tế, phát triển dựa vào tiêu dùng, dịch vụ và các hoạt động giá trị gia tăng. Dù vậy, lao động thiếu hụt sẽ kéo thu nhập và tiêu dùng cá nhân lên cao.

Trong nhóm nước Đông Nam Á, Philippines được dự báo tăng 6,4% năm nay. Còn tại Indonesia, tốc độ này sẽ tăng dần đều, từ 4,8% năm 2015 lên 5,5% năm 2018, nhờ đầu tư công và các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Malaysia sẽ chỉ tăng trưởng 4,2% năm 2016, giảm so với 5% năm ngoái, do nhu cầu dầu toàn cầu yếu.

Tại Việt Nam, tăng trưởng năm nay sẽ xuống còn 6%, do hạn hán nặng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ này sẽ phục hồi lên 6,3% năm 2017, nhờ nhu cầu tiêu dùng và tín dụng tăng. Xuất khẩu cũng sẽ tăng theo nhờ các hiệp định thương mại tự do gần đây.

Báo cáo nhận xét khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn đối mặt với rủi ro tăng trưởng lớn. Vì thế, các nước cần có biện pháp giảm tổn thương về tài chính. Trong dài hạn, báo cáo khuyến nghị các nước giải quyết những thách thức về tăng trưởng bền vững và toàn diện, trong đó có việc thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng, giảm tỷ lệ thiếu dinh dưỡng và cải thiện tài chính.

WB cũng nhận định việc Anh rời EU (Brexit) sẽ không có tác động lớn lên khu vực này trong ngắn hạn, do quan hệ thương mại, tài chính với Anh không lớn. Anh chỉ đóng góp chưa đầy 2% tổng xuất khẩu của hầu hết các nước Đông Á - Thái Bình Dương và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này.

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 45139

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 600114

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43111883



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach