04:49 +07 Thứ sáu, 20/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Thể chế cản trở DNTN phát triển

Thứ năm - 06/10/2016 17:51
Sự phát triển của kinh tế tư nhân (KTTN) có vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, khu vực KTTN hiện đang phát triển một cách ì ạch. Nguyên nhân của tình trạng này và rộng ra là phát triển KTTT ở nước ta, chính do nhận thức… chưa đủ.

KTTN không thể lớn

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thể chế KTTT chưa hoàn thiện đang cản trở sự phát triển của KTTN. “Thể chế KTTT chưa hoàn thiện là từ “trung tính” vì phải nói thẳng là ta chưa muốn hoàn thiện thể chế KTTT. Cốt lõi của KTTT là giá cả nhưng những loại giá cơ bản là giá đất, giá vốn, giá năng lượng… lại không theo thị trường. Cùng với đó là môi trường không công khai minh bạch làm sao tư nhân bình đẳng được. Thể chế kinh tế như thế nào thì DN ấy. Chúng ta vẫn yêu chiều, dồn nguồn lực vào DNNN, mãi vẫn vật lộn với cơ cấu nguồn lực tăng trưởng ở khu vực này, làm sao khu vực DNTN chẳng bé đi” - PGS.TS Trần Đình Thiên gay gắt.

GS.TS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Kinh tế Việt Nam, cho rằng tư duy phát triển thể chế hiệntại làm KTTN kém đi, đã làm quá trình phát triển của DNTN chậm đi nhiều. Còn theo TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với tư duy coi DNTN vẫn chỉ là thứ yếu và chưa coi trọng, nên khi áp dụng chính sách hỗ trợ đã không tập trung cho khu vực kinh tế này, dẫn đến chính sách không mang lại hiệu quả. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần đặt sự phát triển của DNTN vào bối cảnh phát triển khoa học công nghệ. Bởi lẽ với thể chế hiện nay DN nào có chống lưng DN đó có lãi, lãi nhanh hơn đầu tư vào nhân lực và khoa học công nghệ. Cải cách thể chế hiện nay có nhiều tiến bộ nhưng vẫn có khuyết tật lớn, thu chính thức đã lớn, phi chính thức còn nặng nề hơn. Câu chuyện 1 container từ Nhật Bản về Hải Phòng 290USD, từ châu Âu về Hải Phòng 300USD, nhưng từ Hải Phòng về Hà Nội lên đến… 470USD vì phí đường cao tốc 1-1,2 triệu đồng và các loại phí bôi trơn khác như phong bì, là thí dụ điển hình về bất cập này. Chính vì chi phí lót tay lớn nên DNTN không lớn lên được, không đầu tư được vào khoa học công nghệ.

 

Nhận thức... chưa đủ

Sự phát triển của KTTN nói riêng, nền kinh tế nói chung đã phản ánh phần nào những hạn chế, tồn tại của KTTT ở nước ta hiện nay. Theo TS. Hoàng Xuân Hòa, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, nguyên nhân những hạn chế hiện nay là nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN còn có một số vấn đề chưa đủ rõ, nhất là về kinh tế nhà nước, DNNN, kinh tế tập thể, cơ chế phân bổ nguồn lực. Chính điều này đã dẫn đến việc triển khai, thực thi thể chế KTTT còn nhiều tồn tại, hạn chế. Thí dụ, quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ, môi trường kinh doanh chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các DN, thành phần kinh tế. Việc gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường còn gặp nhiều rào cản, chi phí gia nhập thị trường lớn, thủ tục phá sản DN còn vướng mắc, khó khăn. Cùng với đó là giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự tuân thủ và vận hành theo nguyên tắc và quy luật KTTT, chưa tính đúng, tính đủ các yếu tố hình thành giá, còn bao cấp, bù chéo qua giá, quản lý, điều hành còn lúng túng, bất cập; DNNN chưa thể hiện được đầy đủ vai trò nòng cốt trên thực tế. Phần lớn DNTN quy mô nhỏ và siêu nhỏ, khả năng đóng góp vào tăng trưởng thiếu bền vững…

 

Ảnh minh họa: LONG THANH

 

Hệ quả kéo theo là sự phát triển về quy mô, cơ cấu và trình độ các loại thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Thị trường hàng hóa và dịch vụ, mặc dù có sự phát triển tương đối mạnh hơn các thị trường khác, nhưng chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh thấp. Thị trường lao động phát triển chưa đồng đều, quy mô thị trường còn nhỏ, chất lượng lao động hạn chế, cơ cấu bất hợp lý, thiếu lao động có trình độ cao, chưa đáp ứng cung - cầu của thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tranh chấp lao động, đình công, bãi công diễn biến phức tạp. Thị trường bất động sản còn thiếu sự quản lý hiệu quả của Nhà nước, thiếu minh bạch, một bộ phận còn phát triển tự phát, tình trạng đầu cơ làm méo mó quan hệ thị trường. Thị trường tài chính chưa có sự cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ cũng như trong mỗi loại thị trường này; quy mô và trình độ phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán còn thấp. Thị trường khoa học - công nghệ vẫn còn sơ khai, quy mô nhỏ, kết nối cung - cầu còn bất cập.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển, nhấn mạnh để phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, cần phân định rõ chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch… Trong đó, Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, DN theo quy định của pháp luật; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, an toàn, thuận lợi. Nhà nước cũng phải tạo điều kiện để mọi DN thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật; khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh, phát triển DN cả về số lượng và chất lượng… “KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế, do vậy, Nhà nước cần bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm” - ông Thắng nói.

Nguồn tin: SGDTTC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 6862

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 631565

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50050199



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach