01:41 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Chính phủ Thái Lan chuẩn bị “tận răng” cho doanh nghiệp

Thứ tư - 05/11/2014 06:10
Tuần qua, trong khuôn khổ Diễn đàn Tư vấn quản trị 2014, ông Suchat Sawetkamon, giám đốc công ty Research and Economic Development the Trade and Investment (Thailand - Vietnam) đã có bài báo cáo về sự chuẩn bị của chính phủ và doanh nghiệp Thái cho AEC 2015. Phóng viên TGTT xin lược ghi một số nội dung từ báo cáo này.



Ảnh minh họa: TGTT


Theo ông Suchat, Chính phủ Thái tập trung chuẩn bị cho các doanh nghiệp chi tiết đến 12 lĩnh vực. Từ cơ sở hạ tầng và hậu cần, chiến lược vùng đặc khu kinh tế... đến việc chuẩn bị nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đầu tư vào ASEAN, củng cố nhiều trung tâm, viện độc lập hợp tác với các SMEs trong AEC, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, … Chi tiết hơn, Chính phủ Thái tích cực động viên người dân học tiếng Anh, trong lĩnh vực đào tạo thì tập trung phát triển kỹ thuật viên (technician),… Nhiều cơ quan nhà nước vào cuộc một cách nhịp nhàng như Cục Xúc tiến Công nghiệp, Cục Xúc tiến quốc tế, Văn phòng xúc tiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
 
Đặc biệt, Thái Lan còn cho xây dựng Trung tâm thương mại ASEAN (ASEAN Trade Center) tại tỉnh Nọng Khai (cách cửa khẩu Hữu Nghị 1 với Lào 4km). Chính Phủ Thái Lan mời doanh nghiệp các nước ASEAN tham gia giới thiệu và bán sản phẩm tại trung tâm thương mại này. Được biết, hiện nay trung tâm này được đưa vào danh sách địa chỉ mua sắm của các tour du lịch khi đến Thái Lan và hoạt động cả ngày lẫn đêm.
 
Riêng với cơ sở hạ tầng và hậu cần, Thái Lan coi đây là một trong những điểm mấu chốt để thúc đẩy sự phát triển của các SMEs địa phương. Theo ông Suchat, chính việc di chuyển tới hơn 500km chỉ mất khoảng sáu giờ đã gián tiếp làm giảm chi phí của doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh cho hàng nông sản Thái Lan so với các nước trong khu vực.
 
Doanh nghiệp Thái đang làm gì?
 
Sáu hoạt động mà doanh nghiệp Thái Lan đã và đang thực hiện để hội nhập AEC vào năm 2015:
- Phát triển nhà xưởng, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng năng lực sản xuất để đón đầu thị trường hơn 600 triệu dân.
- Ứng dụng những chương trình quản lý tích hợp để nâng cao khả năng vận hành khi phát triển lớn hơn.
- Các SMEs tập trung phát triển kinh doanh theo cụm. Mô hình OTOP (mỗi làng một sản phẩm) là ví dụ điển hình.
- Hợp tác giữa các SMEs có chung chuỗi giá trị.
- Tổ chức các hội thảo lấy kiến nghị và đưa ra lộ trình xuất khẩu để đề xuất lên chính quyền.
- Tìm kiếm đối tác trong AEC để kinh doanh và đầu tư.


Tại Việt Nam lâu nay, hàng tiêu dùngThái Lan vẫn được tin tưởng vì chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, theo ông Suchat, Việt Nam là một trường hợp thất bại “điển hình và đau lòng” trong công tác xúc tiến thị trường của Thái Lan. “Nhìn vào các kệ hàng trong siêu thị, các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, hầu như không thấy sản phẩm ‘made in Thailand’. Đây là bài học lớn của người Thái về sự chủ quan, không chăm sóc thị trường sau khi gây dựng được thương hiệu!” – ông Suchat thẳng thắn thừa nhận.
 SMEs Việt Nam cần tự đánh giá lại mình
 
Bên cạnh đó, chuyên gia người Thái cũng chỉ ra những thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông, hai trong số những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là làm ra sản phẩm chất lượng cao – giá hợp lý và ít kinh nghiệm marketing, quản lý. Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác cùng nhau để phát triển một số dòng sản phẩm lợi thế. Việc đầu tư vào ASEAN thông qua thương mại, liên doanh hoặc các nhà đầu tư cũng là xu hướng nên làm.
 
Đồng tình với ông Suchat Sawetkamon, ông Santi Visawameteekul, Giám đốc công ty Srithai (Vietnam) – doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa OEM, bao bì nước giải khát và sản phẩm melamine với thương hiệu Superware – cũng chỉ ra những điểm yếu khi tìm kiếm đối tác để đầu tư vào Việt Nam. Theo ông, Việt Nam thiếu những nhà làm khuôn trong nước nhiều kinh nghiệm cho công việc bảo trì và sửa chữa. Chúng ta cũng thiếu nhiều kỹ thuật viên và chuyên viên được đào tạo từ các nước phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. “Việc hạn chế nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao sản xuất trong nước và giá nguyên liệu nhập khẩu chưa phù hợp cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực OEM như SriThai đầu tư vào Việt Nam” – ông Santi cho biết thêm.
 

Theo Hồng Nguyên (báo Thế Giới Tiếp Thị)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 24642

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44289667



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach