11:26 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Kêu gọi đầu tư tỷ đô để ĐBSCL thoát khỏi “điểm nghẽn” nông nghiệp, nông thôn

Thứ sáu - 07/11/2014 01:50
Ngày 06.11.2014, tại hội nghị “Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL” được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) Sóc Trăng 2014, ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã đưa ra 67 dự án kêu gọi đầu tư, với tổng vốn khoảng 22.000 tỷ đồng và 1,4 tỷ USD.
 

Nông nghiệp sản xuất lúa ở ĐBSCL cần được đầu tư đẩy mạnh cơ giới hóa và công nghệ cao đồng thời xây dựng các mô hình liên kết bền vững với doanh nghiệp.


Theo ông, đầu tư vào Tây Nam Bộ sẽ thoát khỏi "điểm nghẽn” giúp nông nghiệp, nông thôn của 13 tỉnh/thành trong vùng ĐBSCL vượt lên.
 
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013, vùng ĐBSCL có 3/7 địa phương nằm trong nhóm “rất tốt”. Trong số 13 địa phương xếp đầu cả nước, thì ĐBSCL có đến năm đơn vị. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến đầu tư nói chung và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL thời gian qua chưa được như mong muốn; phương pháp xúc tiến chưa mang lại hiệu quả cao. Đó là nghịch lý của vùng đất với nhiều tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp.
 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết giai đoạn 1993-2014, tổng giá trị vốn ODA cho vùng ĐBSCL khoảng 5,7 tỷ USD, chiếm 8,2% so với tổng nguồn vốn ODA của cả nước. Trong đó, các dự án ODA đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng hơn 500 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong vùng cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, thấp nhất là lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
 
Bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, ĐBSCL là vựa lúa và vựa cá lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ có phần nhỏ vốn FDI dành cho nông nghiệp (ngành nông nghiệp chỉ chiếm1,5% (3,6 triệu USD) trong tổng lượng vốn FDI cam kết tại Việt Nam); số lượng doanh nghiệp còn ít (chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ) lại phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Để hoạt động xúc tiến, đầu tư tại ĐBSCL được cải thiện, cần chú ý: 1/ Xem chuyển đổi nông nghiệp là trọng tâm (chất lượng, tư duy, tính bền vững,…); 2/ Duy trì trọng tâm chiến lược, xác định lĩnh vực có tiềm năng FDI cao (giống cây trồng, trang trại nông nghiệp, hóa chất nông nghiệp, nhà máy chế biến,...); 3/ Củng cố môi trường kinh doanh.
 
Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 113

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 110


Hôm nayHôm nay : 39725

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 937065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44304750



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach