03:14 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Thí điểm Điều phối liên kết phát triển vùng ĐBSCL

Thứ ba - 07/07/2015 03:19

Ngày 06.07.2015, hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo Quy chế thí điểm Điều phối liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức diễn ra tại TP Cần Thơ. Dự thảo này, sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 09.2015, có hai lĩnh vực thí điểm: Phát triển nông nghiệp bền vững và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nâng cao sức chống chịu của dân cư do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).




Việc liên kết sẽ giúp khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của toàn vùng ĐBSCL
 Ảnh: Ngọc Bích


Dự thảo quy chế gồm 4 chương, 19 điều; Đặc biệt nguồn vốn thực hiện hoạt động thí điểm điều phối liên kết vùng ĐBSCL từ ưu tiên bố trí các nguồn vốn cao hơn so với mức bình quân được phân bổ hàng năm từ ngân sách nhà nước; vận động nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ; Nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước; Các nguồn khác (PPP, Hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức tự nguyên và các nguồn vốn hợp pháp khác).


Ông Nguyễn Đức Trung, Vụ trưởng Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trọng tâm:
1/ Phát triển nông nghiệp bền vững: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với bốn mặt hàng chủ lực, có thế mạnh của vùng (lúa gạo, trái cây, tôm và cá tra), liên kết phát triển thị trường, tạo thương hiệu cho bốn sản phẩm nói trên, nâng cao năng lực cho nông dân tham gia vào chuỗi giá trị, giúp cải thiện thu nhập cho nông dân;


2/ Xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông đường thủy, bộ, hàng không, cảng; Nâng cấp hệ thống thủy lợi, chống lũ, xâm ngập mặn, quản lý khai thác nước ngầm; Xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bảo vệ bờ biển, vành đai rừng ngập mặn, bảo vệ hệ sinh thái ven biển… nâng cao sức chống chịu của cư dân do tác động của BĐKH.


Bốn hoạt động thí điểm gồm: Điều phối liên kết xây dựng quy hoạch, kế hoạch; Điều phối liên kết trong đầu tư; Điều phối liên kết xây dựng cơ chế chính sách; Thiết lập hệ thống thông tin vùng.


PGS TS Nguyễn Văn Sánh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cho rằng, vấn đề cần đặt trọng tâm hàng đầu trong quy chế là sinh kế của người dân vùng ĐBSCL, nơi làm ra sản phẩm bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước và phục vụ xuất khẩu số lượng lớn sản phẩm nông - thủy sản cho cả nước nhưng đời sống nông dân vẫn còn nghèo, 20% người dân bị suy dinh dưỡng. Ông Trương Duy Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị Quy chế nên có hẳn quy định cho các tỉnh nghiêm túc thực hiện, vì vẫn đề liên kết vùng cho khu vực ĐBSCL đã được nghe, nói rất nhiều lần, đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.


Sau hội thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thu thập ý kiến của các Bộ, Ngành, địa phương, các đối tác phát triển để đệ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 07.2015.
 
Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 446

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 444


Hôm nayHôm nay : 68150

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 697481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43209250



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach