18:06 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Hướng tới hợp tác phát triển châu thổ Mekong bền vững

Chủ nhật - 13/10/2013 20:57

SGTT.VN - Các hoạt động từ con người cũng như tác động từ Biến đổi khí hậu khiến cả vùng Đồng bằng sông Mekong (vùng ĐBSCL của Việt Nam và một phần của Campuchia) sẽ bị ảnh hưởng.
 

Ngày 10.10.2013, lần đầu tiên tại TP Long Xyên, tỉnh An Giang, trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐH Quốc gia TP.HCM), Mạng lưới Cộng tác vì nước toàn cầu phối hợp với trường ĐH An Giang tổ chức hội thảo “Những vấn đề xuyên biên giới Châu thổ Sông Mekong giữa Campuchia và Việt Nam”.
 

 

Châu thổ sông Mê Kông đang là khu vực châu thổ dễ tổn thương nhất thế giới. Ảnh: báo Lao Động

 

“Từ trước đến nay chúng ta chỉ mới thảo luận ở cấp Chính phủ’, PGS.TS Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (trường ĐH Cần Thơ) cho biết: Đây là cơ hội hiếm có khi các ban ngành từ cơ sở điạ phương giữa Việt Nam và Campuchia cùng ngồi lại thảo luận những vấn đề trong quản lý và sử dụng nguồn nước xuyên quốc gia.

 

Theo TS Tuấn, thông qua việc trao đổi thông tin tại hội thảo, nhiều đại biểu từ Campuchia và cả Việt Nam nhận thấy rằng bấy lâu nay cả hai phía còn thiếu khá nhiều thông tin về nhau trong các hoạt động liên quan đến nguồn nước. Hầu như không có chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các địa phương ở hai nước láng giềng.
 

Hai bên đưa ra vấn đề ảnh hưởng sự phát triển: Xây dựng đê điều, đập thủy điện, chất lượng và số lượng nước, vấn đề bùn cát, phù sa, tình trạng xói lở, vấn đề sinh kế, nguồn thủy sản, cách quản lý nước giữa 2 quốc gia giống và khác nhau như thế nào, xây dựng đê bao ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười có thể có lợi cho vùng này nhưng sâu xa hơn có thể gây ngập úng cho vùng lân cận, trong đó có phần đất phía Campuchia. TS Trần Việt Hùng, Phó chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam đặt kỳ vọng, sau hội thảo, các nhà khoa học của Liên minh Châu thổ, các nhà khoa học, quản lý của 2 nước Việt Nam và Campuchia sẽ tìm ra được tiếng nói chung trong việc hợp tác phát triển Châu thổ Mekong, giảm thiểu những tác động do sự phát triển vì lợi ích của mỗi quốc gia và sự phát triển ổn định, thịnh vượng toàn lưu vực.
 

Ông Watt Botkosal, phó tổng thư ký của Ủy hội Sông Mekong của Campuchia, chủ tịch của Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Campuchia, trong bài tham luận của mình đã cho biết vùng Đồng bằng sông Mekong phía Campuchia là vùng sản xuất lượng thực lớn nhất và nơi có mật độ dân số lớn nhất Campuchia. Ông Watt nhấn mạnh có 2 vấn đề chính mà vùng Châu thổ sông Mekong cùng quan tâm, đó là: (1) tác động của các đập thủy điện từ thượng nguồn sông Mekong đến vùng hạ lưu và (2) ảnh hưởng của các vùng đê bao triệt để ở An Giang và Đồng Tháp đã làm gia tăng diện tích ngập, độ sâu ngập và thời gian ngập úng cho phía Campuchia, cụ thể là vùng Prek Tanou and Prek Smao nơi vùng biên giới giữa hai nước. Ông đề xuất: Hai quốc gia nên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và giải quyết tích cực các vấn đề liên quan đến nguồn nước xuyên biên giới nảy sinh. Tương lai sắp đến hai nước cần đầy mạnh các chương trình Quản lý tổng hợp tài nguyên Nước tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho nhân dân cả hai quốc gia.
 

Hai bên chia sẻ những thông tin cho nhau, từ đó bàn giải pháp khắc phục thông qua việc hình thành những dự án nghiên cứu sâu trong tương lai dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế, có căn cứ khoa học. Ngăn lũ phải được tính toán sao cho mình chấp nhập được ảnh hưởng và người khác không bị ảnh hưởng nặng hơn. Đó là mục tiêu mà hội thảo hướng tới .
 

Kết thúc hội thảo, tất cả các thành viên đều nhất trí việc thành lập các nhóm công tác, chương trình hợp tác vì nước giữa hai quốc gia và tiến hành các nghiên cứu thí điểm những mô hình quản lý nước và canh tác nông nghiệp – thủy sản thích ứng với các thay đổi dòng chảy và biến đổi khí hậu.
 

Phía Việt Nam, nhóm làm việc bao gồm các chuyên gia ở trường Đại học Quốc gia TP. HCM, trường Đại học Cần Thơ, trường Đại học An Giang và Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam.
 

Phía Campuchia, sẽ thành lập nhóm công tác gồm chuyên gia ở các ban ngành liên quan đến nước, môi trường, thủy sản và Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Campuchia. Mạng lưới Cộng tác vì Nước Toàn cầu sẽ tài trợ cho các dự án hợp tác này.

 

NGỌC BÍCH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 847198

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44214883



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach